tailieunhanh - Nghiên cứu phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh và đặt thuỷ thể tinh nhân tạo trên mắt viêm màng bồ đào

Mục đích: nghiên cứu ứng dụng phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn thể thủy tinh (TTT) và đặt thể thủy tinh nhân tạo (TTTNT) trên mắt viêm màng bồ đào (VMBĐ). Đối tượng và phương pháp: 42 mắt bị đục TTT trên mắt VMBĐ được điều trị tại khoa Mắt bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2002 đến 6/2005. | NGHIÊN CỨU PHẪU THUẬT TÁN NHUYỄN THỂ THUỶ TINH VÀ ĐẶT THUỶ THỂ TINH NHÂN TẠO TRÊN MẮT VIÊM MÀNG BỒ ĐÀO LÊ THỊ ĐÔNG PHƯƠNG, ĐẶNG BÍCH THUỶ Bệnh viện TW Quân đội 108 TÓM TẮT Mục đích: nghiên cứu ứng dụng phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn thể thuỷ tinh (TTT) và đặt thể thuỷ tinh nhân tạo (TTTNT) trên mắt viêm màng bồ đào (VMBĐ). Đối tượng và phương pháp: 42 mắt bị đục TTT trên mắt VMBĐ được điều trị tại khoa Mắt bệnh viện Trung ương Quân đội 108 từ 1/2002 đến 6/2005. Kết quả: Tuổi trung bình 60,52. Tỉ lệ nam 23 và nữ là 17. VMBĐ trước 59,52%; VMBĐ sau 16,67%; VMBĐ trung gian 11,9%; VMBĐ toàn bộ 11,9%. Hầu hết bệnh nhân ra viện thị lực đều được cải thiện đáng kể . Kết quả thị lực sau 6 tháng đạt trên hoặc bằng 0,5 là 50%. Tỉ lệ thị lực dưới 0,1 sau 1 tháng là 16,67%. Nguyên nhân thị lực ≤ 0,1: thoái hoá võng mạc 9,56%; Phù hoàng điểm 2,4%; Bong võng mạc 2,4%; lõm teo gai thị 4,76%; Xơ hoá dịch kính 4,76%. Kết luận: Sự phục hồi thị lực ở bệnh nhân đục TTT do VMBĐ phụ thuộc vào hai yếu tố: sự thành công của chính phẫu thuật bao gồm cả điều trị sau phẫu thuật, và mức độ tổn hại cấu trúc do VMBĐ gây nên. Tổn hại thể thuỷ tinh (TTT) trong viêm màng bồ đào (VMBĐ) vừa là hậu quả của quá trình VMBĐ, vừa là của corrticosteroit dùng để điều trị viêm, do đó làm suy giảm nặng nề chức năng thị giác. Hơn nữa, đục TTT không chỉ đơn thuần mà thường kết hợp với các biến chứng khác của VMBĐ như dính sau, xơ hoá đồng tử, thoái hóa giác mạc, tổ chức hoá dịch kính, tăng sinh võng mạc vv. gây nên những rối loạn sâu sắc cho nhãn cầu. Vì vậy phẫu thuật TTT thêm khó khăn, chi phí tốn kém mà nhiều khi bệnh nhân vẫn phải chịu hậu quả mù lòa. Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật TTT trên bệnh nhân VMBĐ là thách thức cho phẫu thuật viên nhãn khoa không chỉ xung quanh quan điểm phẫu thuật TTT mà còn cả những kỹ thuật tinh tế chuyên sâu để cứu chữa biến chứng cho bệnh nhân VMBĐ. Từ năm 2002 khoa Mắt Bệnh viện TƯQĐ đã ứng dụng các phương pháp phẫu thuật tán nhuyễn TTT trên mắt VMBĐ và đặt TTT

TỪ KHÓA LIÊN QUAN