tailieunhanh - 07 Nc 889 chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An

Bài viết trình bày đo lường điểm chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tại tỉnh Long An, năm 2014. | 07 Nc 889 chất lượng cuộc sống của bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại tỉnh Long An Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 21 * Số 5 * 2017 07 Nc 889 CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG CỦA BỆNH NHÂN ĐANG ĐIỀU TRỊ THAY THẾ NGHIỆN CÁC CHẤT DẠNG THUỐC PHIỆN BẰNG THUỐC METHADONE TẠI TỈNH LONG AN Lê Nữ Thanh Uyên*, Nguyễn Quang Vinh**, Đặng Văn Chính*** TÓM TẮT Mở đầu: Lệ thuộc các chất dạng thuốc phiện đang là gánh nặng toàn cầu. Ước tính hằng năm có khoảng 0,2 triệu người chết do heroin, cocain và các chất gây nghiện khác. Đặc biệt châu Á là khu vực tập trung trên 50% số người lạm dụng ma túy tổng hợp của thế giới. Số người nghiện các chất dạng thuốc phiện có hành vi tiêm chích ma túy chiếm 0,2%-0,5% dân số thế giới(6). Long An là tỉnh thứ 21 trong số 63 tỉnh thành cả nước và là tỉnh thứ 5 trong phía Nam triển khai chương trình Methadone trong quí 4, 2013(5). Bước đầu chương trình đang diễn ra thuận lợi và đúng tiến độ đề ra. Tuy nhiên hiện chưa tìm thấy nghiên cứu hoặc khảo sát nào được tiến hành nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của chương trình lên những bệnh nhân điều trị tại đây. Mục tiêu: Đo lường điểm chất lượng cuộc sống và các yếu tố liên quan của bệnh nhân điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone, tại tỉnh Long An, năm 2014. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang chọn toàn bộ 100 bệnh nhân đang điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh Long An. Nghiên cứu được tiến hành bằng cách phỏng vấn trực tiếp mặt đối mặt kết hợp với hồi cứu hồ sơ bệnh án và kết quả xét nghiệm nước tiểu. Kết quả: Điểm chất lượng cuộc sống trung bình trên bốn phương diện sinh lý, tâm lý, xã hội và triệu chứng lần lượt là 35,27; 37,01; 42,56 và 47,53. Kết quả nghiên cứu cho thấy thời gian là một yếu tố có ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống trên cả 4 phương diện của các bệnh .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN