tailieunhanh - Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam

Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình. là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT | Các nhân tố ảnh hưởng đến sức khỏe của người cao tuổi Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 28. 2016 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI CAO TUỔI VIỆT NAM Nguyễn Thị Hồng Điệp1, Lương Thị Phương Thanh2 TÓM TẮT Già hóa dân số tạo sức ép nặng nề cho ngân sách Nhà nước về vấn đề chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi (NCT), với trung bình chi phí điều trị cho một NCT gấp 7-8 lần so với trẻ em. Bài viết này phân tích các yếu tố liên quan tới sức khỏe như tuổi, giới tính, hoàn cảnh gia đình, vị thế xã hội, bảo hiểm y tế, sự hỗ trợ của các thành viên khác trong gia đình. là hết sức cần thiết để cung cấp thông tin cho các nhà hoạch định chính sách xây dựng chính sách chăm sóc người cao tuổi tốt hơn, có sự chuẩn bị về hệ thống y tế, phúc lợi xã hội để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho NCT. Từ khóa: Người cao tuổi, sức khỏe, Việt Nam 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Số liệu thống kê dân số cho thấy, Việt Nam đang ở cuối của thời kỳ “quá độ dân số” với ba đặc trưng rõ rệt, đó là: tỷ suất sinh giảm, tỷ suất chết giảm và tuổi thọ tăng. Kết quả là, dân số trẻ em có xu hướng giảm nhanh, dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh và dân số cao tuổi cũng bắt đầu tăng nhanh. Điều tra Dân số giữa kỳ năm 2013 của Tổng cục Thống kê (TCTK, 2013) cho thấy, tỷ lệ người cao tuổi (NCT - là những người từ 60 tuổi trở lên) đã ở mức 10,5% tổng dân số. Theo định nghĩa của UNFPA (2011) thì Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ dân số “bắt đầu già”(aging). Chỉ số già hóa (được tính bằng tỷ số giữa dân số cao tuổi với dân số trẻ em) tăng nhanh từ 35,5 năm 2009 lên 43,5 năm 2013. Nếu sử dụng định nghĩa người cao tuổi là những người từ 65 tuổi trở lên thì dự báo dân số của TCTK (2011) cho thấy, Việt Nam mất chưa tới 20 năm để chuyển từ giai đoạn “bắt đầu già” (aging, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 7% tổng dân số) sang giai đoạn dân số “già” (aged, dân số từ 65 tuổi trở lên chiếm 14% tổng dân số) - ít hơn số năm cần thiết mà hai nước khu

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.