tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Hệ thống hóa văn bản ngành Giáo dục, Đào tạo

Xác định cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc hệ thống hóa văn bản của một ngành quản lý nhà nước từ thực tế của ngành giáo dục, đào tạo. Đề xuất giải pháp và điều kiện bảo đảm cho công tác hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo được thực hiện tốt nhằm nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng văn bản, từ đó góp phần 4 nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục, đào tạo phục vụ cho nhiệm vụ phát triển toàn diện nền giáo dục nước nhà. Làm sáng tỏ ý nghĩa của việc hệ thống hóa văn bản ngành qua thực tế hệ thống văn bản của Bộ GDĐT, từ đó làm sáng tỏ hơn vai trò của văn bản quản lý nhà nước của mỗi bộ, ngành. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Hệ thống hóa văn bản ngành Giáo dục, Đào tạo BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA TONG DUY TINH HỆ THỐNG HÓA VĂN BẢN NGÀNH GIÁO DỤC, ĐÀO TẠO Chuyên ngành: Quản lý hành chính công Mã số: 62348201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH CÔNG Hà Nội- 2019 1 Công trình được hoàn thành tại: HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC . LƯU KIẾM THANH . CHU HỒNG THANH Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài: “Hệ thống hóa văn bản ngành giáo dục, đào tạo” được chọn để nghiên cứu nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về lý luận và thực tiễn sau: - Hệ thống hóa văn bản (HTHVB) của từng ngành và lĩnh vực quản lý nhà nước đòi hỏi các chủ thể khi tiến hành hệ thống hóa phải hiểu biết sâu sắc về hệ thống pháp luật, phải được trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. Đồng thời việc hệ thống hóa còn cần cụ thể hóa trong một phạm vi hoạt động nhất định, nhất là trong bối cảnh hiện nay khi mà khối lượng văn bản quản lý nhà nước (VBQLNN) của từng ngành đã được ban hành hết sức đồ sộ. - Các hệ thống văn bản (HTVB) ở nước ta hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế về cả nội dung cũng như hình thức, thể hiện như: sự thiếu thống nhất giữa nội dung của các văn bản, sự trùng chéo lẫn nhau, hay nhiều nội dung còn chưa phù hợp với thực tiễn đời sống, nhiều văn bản không phải là QPPL nhưng lại chứa QPPL đã gây ra không nhỏ những bất cập trong công tác quản lý nhà nước đối với các bộ, ngành. - Ngành giáo dục, đào tạo được coi là “quốc sách hàng đầu”. Là một ngành có số lượng văn bản QLNN ban hành hằng năm rất đồ sộ, trong số văn bản đó có không ít lỗi vi phạm. Đòi hỏi ngành cần có một HTVB được tổ chức khoa học để phù hợp với yêu cầu tra cứu sử dụng. Do đó, cần phải thực hiện tốt từ việc xây dựng văn bản đến công tác kiểm tra, xử lý văn bản cũng như phải .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN