tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa

Mục tiêu nghiên cứu của luận án là hệ thống hóa cơ sở lý luận và đề xuất các giải pháp có tính thực tiễn và khoa học hoàn thiện quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính đầu tư cho giáo dục, góp phần vào sự phát triển của giáo dục tỉnh Thanh Hóa. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quản lý chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa LỜI MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài Ở Thanh Hóa, chi NSĐP cho GDCL đã được quan tâm đáng kể trong giai đoạn giai đoạn 2011­2017, chi NSĐP cho GDCL chiếm trên 20% tổng chi cân đối NSĐP. Công tác quản lý chi NSĐP cho GDCL trên địa bàn tỉnh cũng có nhiều thay đổi: phân cấp quản lý chi NSĐP cho GDCL đã khá rõ ràng, minh bạch; tỉnh đã ban hành các văn bản hướng dẫn và lịch biểu lập dự toán NSĐP một cách kịp thời và tương đối cụ thể; định mức chi thường xuyên NSĐP có sự phân biệt theo khu vực, đảm bảo công bằng trong giáo dục; cơ cấu chi NSĐP cho các cấp học đã có thay đổi phù hợp với mục tiêu phát triển giáo dục địa phương, . Tuy nhiên, quản lý chi NSĐP cho GDCL ở tỉnh Thanh Hóa cũng còn tồn tại những hạn chế cần được khắc phục: phân chia nguồn lực chi ĐTPT giữa các cấp NSĐP chưa tương xứng với nhiệm vụ chi được phân cấp; dự toán chi NSĐP cho GDCL hằng năm chưa gắn với kế hoạch phát triển trung hạn và dài hạn của ngành, gây khó khăn cho việc chủ động sắp xếp thứ tự ưu tiên thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ; định mức phân bổ chi NSĐP cho GDCL còn dựa trên yếu tố đầu vào, nguồn lực NSĐP cho GDCL còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu kinh phí cho phát triển giáo dục địa phương; lập dự toán chi NSĐP cho GDCL chưa có sự gắn kết giữa kinh phí phân bổ với đầu ra hay kết quả; quyết toán chi NSĐP cho GDCL chủ yếu là quyết toán tài chính – kiểm tra sự tuân thủ chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu và chấp hành dự toán giao đầu năm Các nghiên cứu về quản lý tài chính đối với giáo dục đào tạo nói chung trong thời gian qua đã phân tích, đánh giá và đề xuất các giải pháp tăng cường huy động nguồn lực phát triển giáo dục, đổi mới cơ chế phân bổ ngân sách cho giáo dục, quản lý tài chính của cơ quan chủ quản (Sở Giáo dục và đào tạo) đối với các trường THPT Tuy nhiên, chưa có đề

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN