tailieunhanh - Đối thoại trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc giai đoạn sau 1977

Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách, mở cửa, đối thoại trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc có sự đổi mới, ngày càng trở thành trụ cột của truyện ngắn và gần gũi đối thoại trong kịch. Trong khi mở rộng tầm bao quát các vấn đề của cuộc sống, đối thoại trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc giai đoạn sau 1977 ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thể nội dung tư tưởng của tác phẩm, mang dáng dấp của đối thoại ngoài đời nên có được tính chất tự nhiên, tươi tắn, góp phần tạo nên sức hấp dẫn của tác phẩm. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội Số 5 6 2016 tr 10 - 20 ĐỐI THOẠI TRONG TRUYỆN NGẮN HIỆN ĐẠI TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN SAU 1977 Hà Thị Hải Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tây Bắc Tóm tắt Từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa đối thoại trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc có sự đổi mới ngày càng trở thành trụ cột của truyện ngắn và gần gũi đối thoại trong kịch. Trong khi mở rộng tầm bao quát các vấn đề của cuộc sống đối thoại trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc giai đoạn sau 1977 ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thể nội dung tư tưởng của tác phẩm mang dáng dấp của đối thoại ngoài đời nên có được tính chất tự nhiên tươi tắn góp phần tạo nên sức hấp dân của tác phẩm. Từ khóa đối thoại đối thoại trong truyện ngắn truyện ngắn hiện đại Trung Quốc 1. Đặt vấn đề Kể từ khi Trung Quốc thực hiện chính sách cải cách mở cửa vào năm 1977 nền văn học nghệ thuật của nước này có nhiều biến chuyển cùng với tiểu thuyết và truyện vừa thể loại truyện ngắn đặc biệt phát triển mạnh đạt được nhiều thành tựu về cả nội dung và nghệ thuật trong đó có rất nhiều những hình thức biểu hiện mới được thể nghiệm. Trong những sáng tạo mà các nhà văn viết truyện ngắn trong thời kì mới sau 1977 ở Trung Quốc đóng góp cho thành tựu nghệ thuật của văn học đương đại không thể không kể đến nghệ thuật đối thoại. Đối thoại là nói chuyện qua lại giữa hai hay nhiều người với nhau và lời đối thoại luôn gắn liền với việc những người nói hướng vào nhau và tác động vào nhau 4 31 khác với lời độc thoại là lời không nhằm hướng đến người khác và không tác động qua lại giữa người với người. Trong văn học đối thoại có thể hiểu là lời nói chuyện qua lại của các nhân vật với nhau. Nghệ thuật đối thoại trong văn chương là vấn đề hết sức phức tạp. Ở bài viết này chúng tôi chỉ tìm hiểu đối thoại của các nhân vật - một thành phần ngôn ngữ trực tiếp một trong những phương tiện nghệ thuật để các nhà văn xây dựng nhân vật trong truyện ngắn hiện đại Trung Quốc giai đoạn sau 1977. 2. Đặc điểm của đối thoại .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN