tailieunhanh - Cảm hứng giễu nhại thần quyền trong sơ kính tân trang của Phạm Thái

Sơ kính tân trang của Phạm Thái (1777- 1813) là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Một trong những giá trị độc đáo của tác phẩm là cảm hứng giễu nhại thần quyền tập trung trên hai phương diện: Thứ nhất là giễu nhại triết lí diệt dục/ tiết dục của Phật giáo, Đạo giáo: Họ Phạm đã xây dựng một thế giới nhân vật cải trang các nhà tu hành. | TẠP CHÍ KHOA HỌC Khoa học Xã hội Số 5 6 2016 tr 21 - 29 CẢM HỨNG GIỄU NHẠI THẦN QUYỀN TRONG SƠ KÍNH TÂN TRANG CỦA PHẠM THÁI Trương Thị Thu Hiền Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt Sơ kính tân trang của Phạm Thái 1777- 1813 là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Một trong những giá trị độc đáo của tác phẩm là cảm hứng giêu nhại thần quyền tập trung trên hai phương diện Thứ nhất là giêu nhại triết lí diệt dục tiết dục của Phật giáo Đạo giáo Họ Phạm đã xây dựng một thế giới nhân vật cải trang các nhà tu hành. Từ việc miêu tả cuộc sống thoát tục mà lại rất trần tục của các nhà tu hành Phạm Thái giêu nhại triết lí diệt dục tiết dục có phần phản tự nhiên để khẳng định hạnh phúc đích thực nơi trần giới. Thứ hai là giêu nhại thuyết thiên mệnh định mệnh của Nho giáo Phật giáo Qua việc miêu tả những biến cố như đã được tiền định trong cuộc đời nhân vật Phạm Kim Phạm Thái cho thấy những triết thuyết trên là những giáo lí áp đặt giả tưởng không thể giải được bài toán về số phận con người. Tác phẩm Sơ kính tân trang ẩn sâu chất uy - mua đen humour noir . Đó là một nụ cười buồn bã thâm trầm của Phạm Thái khi hướng tới khát vọng đi tìm hạnh phúc đích thực của con người. Từ khóa Sơ kính tân trang Phạm Thái giêu nhại triết lí diệt dục tiết dục thiên mệnh hạnh phúc. 1. Mở đầu Sơ kính tân trang của tác giả Phạm Thái 1777 - 1813 là tác phẩm tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX. Ngoài tính chất tự truyện Sơ kính tân trang có nhiều giá trị riêng biệt độc đáo. Một trong những giá trị riêng biệt độc đáo đó là cảm hứng giều nhại thần quyền của Sơ kính tân trang. Như chúng ta biết giều nhại không phải là đặc quyền của văn học hậu hiện đại. Giều nhại đã có trong văn học thế giới ngay từ thời cổ đại với Ngụ ngôn Aesop Hi Lạp thời Trung cổ và thời Phục hưng với các áng văn nhại thánh thần văn nhại hiệp sĩ. Cảm hứng giễu nhại cũng rất phong phú trong văn học dân gian Việt Nam trong văn học

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.