tailieunhanh - Vận dụng phương pháp trực quan hành động nhằm nâng cao năng lực học tiếng Việt như ngôn ngữ thứ hai cho học sinh tiểu học người dân tộc Khmer tỉnh Kiên Giang

Bài viết này bàn về việc nâng cao năng lực học tiếng Việt cho học sinh tiểu học người dân tộc Khmer ở tỉnh Kiên Giang. Bài viết có thử nghiệm và đánh giá kết quả bước đầu trong việc vận dụng phương pháp trực quan hành động trong dạy học tiếng Việt cho đối tượng này. Đây là kết quả bước đầu giúp học sinh tiểu học tiếp cận cách thức dạy học đặc thù, từ đó, các sẽ tự tin hơn khi học ngôn ngữ thứ hai. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 24-28 VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP TRỰC QUAN HÀNH ĐỘNG NHẰM NÂNG CAO NĂNG LỰC HỌC TIẾNG VIỆT NHƯ “NGÔN NGỮ THỨ HAI” CHO HỌC SINH TIỂU HỌC NGƯỜI DÂN TỘC KHMER TỈNH KIÊN GIANG Phan Thị Quỳnh Như - Nguyễn Thị Bảy Trường Cao đẳng Sư phạm Kiên Giang Ngày nhận bài: 30/11/2018; ngày sửa chữa: 05/12/2018; ngày duyệt đăng: 10/12/2018. Abstract: This article discusses the improvement of Vietnamese language competency for primary ethnic Khmer students in Kien Giang province. The article has tested and evaluated the initial results in applying action visualness method in teaching Vietnamese for these students. This is the initial result to help elementary students approach specific teaching methods, from there, they will be more confident when learning a second language. Keywords: Ethnic student, action visualness method, mother tongue, second language. 1. Mở đầu Dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc (HSDT) gắn với dạy học theo quan điểm giao tiếp. Về mặt thực hành, trên cơ sở lí thuyết nghiên cứu, chúng tôi đã thiết kế các giáo án dạy học thử nghiệm sử dụng những phương pháp dạy học (PPDH) tích cực nhằm làm tăng sự tự tin, hứng thú học tập cho HSDT; vận dụng phương pháp trực quan hành động (PPTQHĐ) để dạy tiếng Việt. Việc đổi mới PPDH dành cho đối tượng HSDT đã có nhiều công trình nghiên cứu, đề cập. Có thể điểm qua 3 tài liệu chính: 1) PPDH tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai cho học sinh (HS) dân tộc thiểu số cấp tiểu học [1]; 2) Hướng dẫn giáo viên (GV) về tăng cường tiếng Việt [2]; 3) Phương pháp (PP) dạy tiếng Việt cho HS dân tộc cấp tiểu học [3]. Các giáo trình, tài liệu này đã khẳng định sự cần thiết phải có PPDH đặc thù cho HSDT và các tác giả đề xuất các biện pháp ưu việt giúp giáo viên tiểu học (GVTH) có cách thức tổ chức dạy tiếng Việt riêng cho đối tượng này. Trước yêu cầu phát triển năng lực học tiếng Việt theo định hướng chương trình giáo dục phổ thông mới như hiện nay, kĩ năng học tiếng Việt của học sinh tiểu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.