tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP)

Mục tiêu nghiên cứu: Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) từ việc làm rõ cơ sở khoa học trên cả mặt lý luận, thực tiễn đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia CPTPP. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam khi tham gia hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài luận án Phát triển xuất khẩu hàng dệt may luôn là mục tiêu trong chiến lược phát triển xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Hàng dệt may không chỉ có kim ngạch xuất khẩu lớn mà còn là mặt hàng có thị trường xuất khẩu đến rất nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, hiện nay ngành dệt may Việt Nam vẫn phải sản xuất chủ yếu theo phương thức gia công xuất khẩu (chiếm tới 70% kim ngạch). Việt Nam tham gia rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) trong đó có Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã ký kết vào tháng 2/2016. Ngày 9/3/2018 CPTPP (Hiệp định đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương” được ký kết thay thế TPP với 11 nước thành viên sau khi Hoa Kỳ rút ra khỏi. CPTPP có thêm hai thuật ngữ so với TPP là “toàn diện” và “tiến bộ” thể hiện CPTPP sẽ có tính khả thi và toàn diện cao hơn, CPTPP vẫn giữ nguyên các nội dung của TPP cũ nhưng cho phép một số các nước thành viên tạm hoãn các nghĩa vụ. Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong CPTPP luôn là một thách thức lớn nhất đặt ra cho ngành dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Quy tắc xuất xứ quy định sản phẩm xuất khẩu từ một thành viên của CPTPP sang các thành viên khác đều phải có xuất xứ “nội khối”, những sản phẩm nào sử dụng nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên CPTPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất. Ngoài ra, việc thiếu hụt lao động có tay nghề, chuyên môn cao, năng suất lao động thấp, thiếu vốn đầu tư và công nghệ, chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn về môi trường, lao động là một trong những thách thức lớn đối với phát triển xuất khẩu hàng dệt may. Nghiên cứu nội dung, các tiêu chí và các yếu tố .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN