tailieunhanh - Biện pháp giải trình vì một nền giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau

Bài viết này điểm lại quá trình triển khai, những khó khăn, vướng mắc của Việt Nam trong thực hiện kế hoạch về mục tiêu phát triển bền vững lĩnh vực GD-ĐT đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; từ đó kiến nghị các biện pháp quản lí nhằm tăng cường trách nhiệm giải trình, hướng đến một nền giáo dục không ai bị bỏ lại phía sau. | VJE Tạp chí Giáo dục, Số 447 (Kì 1 - 2/2019), tr 15-18 BIỆN PHÁP GIẢI TRÌNH VÌ MỘT NỀN GIÁO DỤC “KHÔNG AI BỊ BỎ LẠI PHÍA SAU” Lê Khánh Tuấn - Trường Đại học Sài Gòn Ngày nhận bài: 20/10/2018; ngày sửa chữa: 22/11/2018; ngày duyệt đăng: 27/12/2018. Abstract: Implementing the Sustainable Development Agenda to 2030, in 2018, the United Nations organizes the Global Action Week for Education with the theme “Accountability for sustainable development in the field of education and citizen participation”. This article reviews the process of developing, difficulties and obstacles of Vietnam in implementing the plan on sustainable development of education and training until 2025 and orientation to 2030; thereby proposing management measures to enhance accountability, towards an education “no one is left behind”. Keywords: Measures, accountability measures, education, no one is left behind. 1. Mở đầu Tháng 9/2015, Đại hội đồng Liên hợp quốc đã thông qua nội dung “Biến đổi thế giới: Chương trình nghị sự phát triển bền vững đến năm 2030”. Một kế hoạch hành động vì nhân loại, toàn cầu và sự thịnh vượng được đưa ra với 17 mục tiêu về phát triển bền vững (SDGs Sustainable Development Goals), 169 mục tiêu cụ thể và 230 chỉ số giám sát, bao quát hết tất cả các lĩnh vực đời sống KT-XH. Trong đó, mục tiêu thứ 4 đề cập đến lĩnh vực giáo dục, đó là “Đảm bảo một nền giáo dục bình đẳng, hoà nhập, chất lượng và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người” (sau đây xin gọi tắt là SDG4). Mục tiêu này gồm 7 mục tiêu và 11 chỉ tiêu. Nhằm vận động thực thi cam kết của các chính phủ, các tổ chức quốc tế và sự tham gia của các bên liên quan vào thực hiện SDG4, hàng năm, Liên hợp quốc đều tổ chức “Tuần lễ toàn cầu hành động vì giáo dục” (GAWE - Global Action Week on Education); trong đó, năm 2018, chủ đề của Tuần lễ là “Trách nhiệm giải trình vì SDG4 và sự tham gia của công dân”. Hưởng ứng đề xướng của Liên hợp quốc, Việt Nam đã có nhiều hoạt động để thúc đẩy sự thực thi, trong đó

crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.