tailieunhanh - Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sản
Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức II gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức III gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + hCG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức IV gồm SMB (cấy vào tai) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, SMB được tháo bỏ. Công thức 5 gồm vòng Cue-Mate (cấy vào âm đạo) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, vòng Cue-Mate được tháo bỏ. Đối với bò cái chậm động dục lại, công thức I, II, III, IV và V cho tỷ lệ động dục lại tương ứng là 94,82%, 88,46%, 90%, 100% và 100% và tỷ lệ có thai tương ứng là 89,66%, 80,77%, 82%, 96%, và 82,14%. Công thức IV cho thấy, hiệu quả đạt được cao nhất nhưng giá thành cao. Trong khi đó, công thức V lại gây viêm âm đạo (62,50%) sau khi cấy vòng Cue-Mate. | Điều trị chậm động dục ở bò sữa bằng hóc môn sinh sản TẠP CHÍ SINH HỌC, 2012, 34(3SE): 306-312 ĐIỀU TRỊ CHẬM ĐỘNG DỤC Ở BÒ SỮA BẰNG HÓC MÔN SINH SẢN Hoàng Nghĩa Sơn Viện Sinh học nhiệt đới, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, hoangnghiason@ TÓM TẮT: Sự chậm động dục do sai hỏng chu kỳ động dục ở bò làm giảm hiệu quả kinh tế cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Kết quả điều tra cho thấy, tỷ lệ bò tơ chậm lên giống (> 26 tháng tuổi) là 63,22%. Trong khi đó, tỷ lệ chậm sinh lại (thời gian động dục lại > 5 tháng sau khi sinh con) ở những bò cái là 40,99%. Để điều trị sự trì hoãn động dục trên, các hóc môn sinh sản gồm Progesterone (PG), Gonadotropin-releasing hormone (GnRH), Pregnant Mare Serum Gonadotropin (PMSG), Human chorionic gonadotropin (hCG), Estradiol Benzoate (EB) và thể mang hóc môn sinh sản gồm Synchromate B (SMB) cấy tai và vòng Cue-Mate cấy âm đạo đã được dùng. Có 5 công thức được thiết kế từ các hóc môn và thể mang này. Công thức I gồm PG + GnRH (tiêm cơ lần 1) và PG + GnRH (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức II gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức III gồm PG (tiêm cơ lần 1) và PG + hCG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 9 ngày. Công thức IV gồm SMB (cấy vào tai) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, SMB được tháo bỏ. Công thức 5 gồm vòng Cue-Mate (cấy vào âm đạo) + EB (tiêm cơ lần 1) và PG + PMSG (tiêm cơ lần 2) cách nhau 7 ngày và 9 ngày sau đó, vòng Cue-Mate được tháo bỏ. Đối với bò cái chậm động dục lại, công thức I, II, III, IV và V cho tỷ lệ động dục lại tương ứng là 94,82%, 88,46%, 90%, 100% và 100% và tỷ lệ có thai tương ứng là 89,66%, 80,77%, 82%, 96%, và 82,14%. Công thức IV cho thấy, hiệu quả đạt được cao nhất nhưng giá thành cao. Trong khi đó, công thức V lại gây viêm âm đạo (62,50%) sau khi cấy vòng Cue-Mate. Đối với bò tơ chậm biểu hiện động dục lần đầu, công thức I cho tỷ lệ động .
đang nạp các trang xem trước