tailieunhanh - Nghiên cứu khả năng hấp phụ hỗn hợp nhũ tương dầu trong nước bằng sợi bông gòn

Trong những năm gần đây, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, dầu mỏ được khai thác khi đưa lên khỏi lòng đất bao giờ cũng chứa một lượng nhũ tương bền, khó phân tách. Quá trình tách nước ra khỏi dầu thô là không thể thiếu nhằm đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu. | Tạp chí Khoa học Đại học Thủ Dầu Một Số 1(32)-2017 NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP PHỤ HỖN HỢP NHŨ TƢƠNG DẦU TRONG NƢỚC BẰNG SỢI BÔNG GÒN Lê Thanh Thanh(1), Lê Tín Thanh(2) (1) Trường Đại học Thủ Dầu Một; (2) Trường Đại học Sư phạm Ngày nhận 08/11/2016; Chấp nhận đăng 20/01/2017 Email: thanhlt@ Tóm tắt Trong những năm gần đây, hoạt động thăm dò và khai thác dầu khí ở nước ta đang phát triển mạnh mẽ, dầu mỏ được khai thác khi đưa lên khỏi lòng đất bao giờ cũng chứa một lượng nhũ tương bền, khó phân tách. Quá trình tách nước ra khỏi dầu thô là không thể thiếu nhằm đảm bảo cho chất lượng dầu thô xuất khẩu và trong tương lai đảm bảo cho chất lượng nguyên liệu cho nhà máy lọc dầu. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu khả năng tách loại hỗn hợp nhũ tương bền nước dầu được tạo với chất hoạt động bề mặt CTAB với tỉ lệ: CTAB: H2O: DO là 0,4g: 10,0ml: 40,0ml. Phản ứng được tiến hành thông qua việc cố định các thông số như: khối lượng vật liệu, thời gian phản ứng và nhiệt độ. Vật liệu tách nhũ tương, sợi cotton được làm sạch bởi acid H2SO4 1,0M, acid citric, NaOH và H2O2. Khả năng hấp phụ của vật liệu được xác định tốt nhất trong điều kiện: 1,0g vật liệu có khả năng tách được 15ml nhũ tương dầu ở T = 60oC và t = 3 giờ. Từ khóa: hấp phụ, nhũ tương, dầu khí, bông gòn Abstract STUDY THE POSSIBILITY OF USING CELLULOSE FIBERS FROM NATURAL COTTON TO BREAK THE OIL IN WATER EMULSIONS The exploiting and processing petroleum industry brings in major income for our country while also pollutes the environment. Handling the oil-contaminated waste water separation, which contributes to reduce pollution and salvage the oil, has become the target of many scientists these days. In this study, we have investigated the possibility of using cellulose fibers from natural cotton to break the oil in water emulsions synthesized from the surfactant CTAB (Cetyl Trimethylamine Ammonium Bromide) with ratio CTAB: H2O: DO is 0,4g: 10,0ml: 40,0ml. The reaction was carried out under a change of parameters