tailieunhanh - Ứng dụng điểm Z xây dựng thang điểm đánh giá kết quả học tập của sinh viên

Điểm Z là thang đo chung cho tất cả các thang đo khác, muốn so sánh 2 thang đo khác nhau (2 giảng viên dạy cùng môn học ở nhiều lớp khác nhau hoặc 2 đề thi khác nhau ở 2 môn học khác nhau) đều phải đưa về thang đo điểm Z. Khi dùng điểm Z kết quả học tập của sinh viên không còn quá phụ thuộc vào giảng viên mà cơ bản phụ thuộc vào vị thứ của sinh viên trong nhóm sinh viên được đánh giá. | ỨNG DỤNG ĐIỂM-Z XÂY DỰNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Lê Phước Thành1 Tóm tắt: Hiện nay việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên phần lớn phụ thuộc vào giảng viên đó là cách ra đề và chấm điểm. Qua phân tích thực trạng việc chấm điểm tại trường Đại học Quảng Nam, có quá nhiều sự chênh lệch về điểm số. Đó là việc chấm điểm quá cao đối với điểm quá trình so với điểm thi, chấm điểm không đồng đều giữa các khoa hoặc các bộ môn trong cùng một khoa, không có sự tương quan giữa điểm môn học và điểm trung bình chung của các môn học Điểm Z là thang đo chung cho tất cả các thang đo khác, muốn so sánh 2 thang đo khác nhau (2 giảng viên dạy cùng môn học ở nhiều lớp khác nhau hoặc 2 đề thi khác nhau ở 2 môn học khác nhau) đều phải đưa về thang đo điểm Z. Khi dùng điểm Z kết quả học tập của sinh viên không còn quá phụ thuộc vào giảng viên mà cơ bản phụ thuộc vào vị thứ của sinh viên trong nhóm sinh viên được đánh giá. Từ khóa: Điểm-Z, phân phối chuẩn, phân phối chuẩn tắc, trung bình, độ lệch chuẩn 1. Giới thiệu Trong chuỗi giá trị xây dựng chất lượng giáo dục, một công tác cốt lõi có tác động đến hệ thống là công tác đánh giá người học hay hiểu một cách đơn giản là việc ra đề thi và chấm điểm. Việc đánh giá đúng năng lực của sinh viên là yếu tố cần thiết nhằm giúp sinh viên cải thiện công tác học tập của mình cũng như xác định vị trí công việc đối với xã hội. Riêng về công tác chấm điểm, trong đội ngũ giảng viên vẫn tồn tại nhiều quan điểm trái ngược nhau về cách chấm điểm. Chẳng hạn, các hiện tượng thường được nêu ra rất phổ biến như: “giảng viên này chấm điểm quá cao hoặc quá thấp”, “môn học này khó, nên không thể đạt điểm điểm tối đa”, “giảng viên chấm điểm theo cảm tính”, “điểm đánh giá tiến trình thường cao hơn so với điểm thi” Đây là những vấn đề thường đem ra bàn luận, nhưng chưa có một nghiên cứu nào chính thức về lĩnh vực này. Vì vậy, cần đổi mới căn bản đánh giá kết quả học tập của sinh viên để bảo đảm trung thực, khách quan và xu hướng phát

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.