tailieunhanh - Điều kiện địa chất công trình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đề tài nhằm đánh giá điều kiện địa chất công trình đã chỉ ra các hiện tượng địa chất động lực công trình ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đặc biệt chỉ ra có 6 phức hệ thạch học. Các phức hệ thạch học này được phân bố ở phần địa hình thấp từ Phú Mỹ huyện Tân Thành kéo xuống Bà Rịa qua TP. Vũng Tàu và Long Hải. Phần diện tích còn lại phân bố các phức hệ thạch học có sức tải từ 1-2,0 kG/cm2 và lớn hơn 2,0 kG/cm2 thuận lợi cho làm nền thiên nhiên của các công trình xây dựng từ trung bình đến lớn. | HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG > HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐỊA PHƯƠNG có khả năng chịu tải từ 1,5÷2kG/ cm2 đến 2,5÷3kG/cm2, thích hợp làm nền tự nhiên cho các loại công trình từ trung bình đến lớn. 3. Tầng cấu trúc dưới Tầng cấu trúc dưới là các đá cứng có cường độ kháng nén cao nên có thể làm nền cho xây dựng các công trình từ lớn đến rất lớn. Dù các thành tạo địa chất thuộc tầng cấu trúc này có đặc tính chịu tải cao, nhưng do bề mặt phân bố hoặc quá sâu hoặc khi lộ ra mặt đất thì có diện tích nhỏ và độ dốc lớn nên ít có khả năng để làm nền thiên nhiên cho các loại công trình. Tầng cấu trúc này chỉ có ý nghĩa làm vật liệu xây dựng. II. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÌNH VÀ ĐỊA MẠO Trên diện tích tỉnh Bà RịaVũng Tàu được phân ra 8 nhóm địa hình theo nguồn gốc và tuổi khác nhau như sau: * Địa hình nguồn gốc núi lửa: chiếm phần lớn diện tích tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được phân ra làm hai dạng: lớp phủ bazan dạng chảy tràn và các nón núi lửa liên quan với phun nổ trung tâm. * Địa hình nguồn gốc bóc mòn – xâm thực: Bề mặt nguồn gốc bóc mòn – tích tụ - xâm thực được chia ra các bề mặt san bằng, các sườn bóc mòn – xâm thực – tích tụ. * Địa hình tích tụ nhiều nguồn gốc: Địa hình nguồn gốc sông gồm 4 bậc thềm sông: Thềm sông bậc IV; Thềm sông bậc III; Thềm sông bậc II; Thềm sông bậc I. * Địa hình nguồn gốc biển: chiếm đến 1/2 diện tích vùng nghiên cứu. Đó là các bề mặt mài mòn-tích tụ (thềm), đồng bằng, dải cát, tuổi từ Pleistocen giữa đến nay. * Địa hình nguồn gốc sông – biển: Theo vị trí, độ cao, tuổi thành tạo, có 4 đồng bằng nguồn gốc sông-biển: Đồng bằng thềm xâm thực-tích tụ bậc III, cao 3550m (từ khu vực tây núi Thị Vải kéo dài qua Núi Nghé); Đồng bằng thềm xâm thực-tích tụ bậc II cao 15-25m (phân bố ở phía tây bắc khu vực núi Thị Vải); Đồng bằng thềm tích tụ bậc I, cao 5 đến 15m, tuổi Holocen giữa (phân bố ở vùng Tân Lập (Sông Phan), Tân Minh (Sông Dinh), phía bắc núi Thị Vải và gặp ở khu vực phía đông huyện Châu Thành); Đồng bằng thềm tích tụ cửa sông ven biển, cao 2
đang nạp các trang xem trước