tailieunhanh - Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng tại Việt Nam

Hiến pháp năm 2013 ra đời cùng với đó là Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý, sử dụng đất đai. Những thay đổi trong Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục được những tồn tại, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Bài viết trình bày một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng tại Việt Nam. | MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG ĐẤT RỪNG GIAO CHO CỘNG ĐỒNG TẠI VIỆT NAM 1 ThS. Phạm Thanh Quế1 , TS. Phạm Phương Nam2 Nghiên cứu sinh, Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 Khoa Quản lý Đất đai, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Hiến pháp năm 2013 ra đời cùng với đó là Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực thi hành đã tạo một hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý, sử dụng đất đai. Những thay đổi trong Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục được những tồn tại, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện Luật Đất đai năm 2003. Tuy nhiên, những quy định về quản lý, sử dụng đất rừng và đặc biệt, chế độ quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng trong Luật Đất đai năm 2013 vẫn như trong Luật Đất đai năm 2003. Trong khi đó, quản lý rừng cộng đồng đang trở thành một phương thức quản lý rừng phổ biến, một xu thế tất yếu trong quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp ở Việt Nam. Thực tế triển khai việc giao đất, giao rừng cho cộng đồng và thực hiện các quyền, lợi ích của cộng đồng còn rất nhiều vướng mắc. Nhiều người dân trong cộng đồng vẫn chưa sống được bằng nghề rừng, chưa làm giàu được bằng nghề rừng. Những khó khăn, tồn tại chính trong công tác quản lý, sử dụng đất rừng giao cho cộng đồng có thể kể đến như: Thứ nhất, về tư cách pháp nhân của cộng đồng Khi chúng ta coi “quyền sử dụng đất” là tài sản mà giao cho cộng đồng thì cộng đồng cũng cần được có các quyền về tài sản như những chủ thể khác. Luật Đất đai năm 2003 và Luật Đất đai năm 2013 (Điều 5) đều có quy định giao đất cho cộng đồng dân cư nhưng Bộ luật Dân sự năm 2005 lại chưa thừa nhận cộng đồng dân cư là một chủ thể có tư cách pháp nhân. Chính vì vậy, hiện nay các cộng đồng đã được Nhà nước giao đất, giao rừng chỉ có vai trò trong quản lý rừng mà bị hạn chế đối với quyền về tài sản. Điều 181, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Cộng đồng dân cư sử dụng đất không được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, tặng cho quyền sử dụng đất; không được thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất”.

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN