tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam

Mục tiêu cụ thể luận án: điều chỉnh thang đo cho khái niệm 'giá trị bản thân', từ đó tìm ra các khía cạnh thuộc ‘giá trị bản thân’ phù hợp với thị trường. Kiểm định khái niệm 'giá trị bản thân' cùng các khía cạnh của khái niệm với mô hình hành vi trong những ngành dịch vụ điển hình tại Việt Nam. Kiểm định mức độ tin cậy của mô hình nghiên cứu sử dụng trong kiểm định ‘giá trị bản thân’ với hành vi tiêu dùng dịch vụ. | Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Giá trị bản thân trong tiêu dùng dịch vụ - Nghiên cứu thực nghiệm tại Việt Nam BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH -------------- Nguyễn Thu Thủy GIÁ TRỊ BẢN THÂN TRONG TIÊU DÙNG DỊCH VỤ: NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Thương mại Mã số: 9340121 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Tp. Hồ Chí Minh, năm 2019 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Kinh Tế TP. Hồ Chí Minh Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Đình Thọ TS. Triệu Hồng Cẩm Phản biện 1: Phản biện 2: Phản biện 3: Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp trường tại: Vào hồi: giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Rokeach (1973) đã chính thức đề cập đến khái niệm 'giá trị bản thân' trong cấu trúc của khái niệm rộng hơn 'giá trị con người'. Tiếp theo, nhiều nhà khoa học đã phát triển khái niệm ‘giá trị bản thân’ và xây dựng nhiều hệ thống đo lường trên cơ sở khái niệm với thang đo ‘giá trị bản thân’ của Rokeach (1973). Khái niệm 'giá trị' được chính Rokeach (1973) đặt trong mối quan hệ với 'thái độ' và 'hành vi', theo đó nhiều nhà khoa học cũng đề xuất hệ thống 'giá trị - thái độ - hành vi' trong nhiều nghiên cứu hành vi con người (cụ thể trong tiêu dùng). Điển hình nhất là hệ thống ‘giá trị - thái độ - hành vi’ của Homer và Kahle (1988). Khái niệm ‘giá trị bản thân’ và hệ thống ‘giá trị - thái độ - hành vi’ được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu và phát triển, kết quả hình thành một hệ thống thang đo cho ‘giá trị bản thân’ khá logic. Bắt đầu từ: hệ thống giá trị Rokeach (Rokeach, 1973); danh sách giá trị (Kahle, 1983); hệ thống đo lường của Schwartz (Schwartz, 1990). Cùng với những hệ thống đo lường này, nhiều nghiên cứu về hành vi xã hội cũng như hành vi tiêu dùng được thực hiện tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Đến đây, người nghiên cứu

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.