tailieunhanh - Bàn về thuật ngữ nhãn khoa: Mi, mí và thể mi

Bài viết trình bày việc xem xét tiếp đến những từ đã và đang được dùng lẫn lộn với nhau trong việc đặt tên, làm danh từ giải phẫu của mắt, chẳng những đã khiến cho tiếng nhãn khoa không thống nhất trên cả nước mà còn làm sai lệch ngữ nghĩa tiếng Việt. | 4. Diễn đàn BÀN VỀ THUẬT NGỮ NHÃN KHOA: MI, MÍ VÀ THỂ MI NGUYỄN DUY TÂN Trong bài này chúng tôi xem xét tiếp đến những từ đã và đang được dùng lẫn lộn với nhau trong việc đặt tên, làm danh từ giải phẫu của mắt, chẳng những đã khiến cho tiếng nhãn khoa không thống nhất trên cả nước mà còn làm sai lệch ngữ nghĩa tiếng Việt. MI HAY MÍ CỦA MẮT? Thực ra, từ mi (mắt) vốn được dùng trong tiếng Việt phổ thông và được lấy làm thuật ngữ ở miền Bắc (trước thống nhất), ứng với gốc Latinh (L): palpebra và gốc Hy Lạp (Hy): blepharon. Từ điển Y Dược Pháp-Việt 1976 [16] ghi: paupière (Lt. palpebra) = mi mắt; palpébral = (thuộc) mi mắt; artère palpébrale = động mạch mi mắt, và blépheroplastie = (thủ thuật) tạo mi. Tuy nhiên ở miền Nam (dưới chế độ cũ), các nhà nhãn khoa lại đề xuất từ mí (mắt) để gọi bộ phận giải phẫu này [4]. Từ đó danh từ mí được áp dụng rộng rãi và lưu truyền đến ngày nay ở phía Nam, không chỉ trong nhãn khoa mà cả giải phẫu học, thậm chí còn ảnh hưởng đến vài người ở Bắc [8,14]. Có lẽ các tác giả đầu tiên đã nghĩ rằng từ mí này phù hợp với tiếng dân gian ở đây hơn. Nhưng tiếc rằng thực tế không phải như vậy, nếu xem xét ngữ nghĩa đích thực của từng từ: mi và mí. Mi Từ điển Tiếng Việt 2000 mi là: 1. [27] cũng như Đại từ điển Tiếng Việt [28] đều giải nghĩa Mảng da bảo vệ mắt, cử động được, khép mở tự nhiên. (Thí dụ) Khép mi mắt. Mi sưng húp vì thiếu ngủ [đáng lẽ nói “vì khóc nhiều” thì “lâm sàng” hơn. NDT.] 2. Lông mi (nói tắt). (Td) Hàng mi cong. 97 Ứng dụng từ mi vào thuật ngữ y học, làm danh từ giải phẫu để gọi phần phụ cận đó của mắt là chính xác và hoàn toàn phù hợp với ngữ nghĩa của tiếng Việt phổ thông. Về mặt giải phẫu học, từ mi cũng không có nghĩa nào khác. Nhưng có một chữ Hán, đọc theo âm Hán-Việt là “mi”, có nghĩa: lông mày. Từ này chỉ gặp trong văn học cổ, luôn luôn trong dạng thành ngữ, như nga mi: lông mày (dài và cong) như râu con (bướm) ngài; liễu mi: lông mày như lá liễu; tu mi: râu (và) lông mày (rậm), chỉ người đàn ông .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN