tailieunhanh - Đánh giá kết quả mổ mở đặt thông Tenckhoff trong thẩm phân phúc mạc liên tục điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối

Đánh giá kết quả mổ mở đặt thông Tenckhoff, dựa vào tỉ lệ thành công của lưu thông dịch (LTD) thẩm phân. Đánh giá tai biến và biến chứng của phương pháp đặt thông Tenckhoff có cắt mạc nối lớn (MNL) thường quy tại Bệnh Viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. | Đánh giá kết quả mổ mở đặt thông Tenckhoff trong thẩm phân phúc mạc liên tục điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 6 * 2018 Nghiên cứu Y học ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ MỔ MỞ ĐẶT THÔNG TENCKHOFF TRONG THẨM PHÂN PHÚC MẠC LIÊN TỤC ĐIỀU TRỊ BỆNH THẬN MẠN GIAI ĐOẠN CUỐI Hoàng Như Lộc* TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá kết quả mổ mở đặt thông Tenckhoff, dựa vào tỉ lệ thành công của lưu thông dịch (LTD) thẩm phân. Đánh giá tai biến và biến chứng của phương pháp đặt thông Tenckhoff có cắt mạc nối lớn (MNL) thường quy tại Bệnh Viện Trưng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Đối tượng: Bệnh nhân mắc bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối (STMGĐC) có chỉ định điều trị thay thế thận bằng thẩm phân phúc mạc liên tục(TPPM) từ ngày 17 tháng 7 năm 2013 đến ngày 17 tháng 7 năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca. Kết quả: Tổng cộng 36 trường hợp, 22 nam (66,66%), 12 nữ (33,33%). Tuổi trung bình: 49,44 ± 15,106 (21 – 76 tuổi). Tất cả các trường hợp mắc bệnh thận mạn giai đoạn cuối, có ít nhất một bệnh kết hợp như tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim, suy tim, thiếu máu mạn, đái tháo đường type 2. Kết quả LTD trong lần thay dịch thẩm phân đầu tiên: Tốt 34/36 trường hợp (TH) (94,44%). 1 TH (2,7%) có kết quả trung bình, dịch thẩm phân chảy ra âm trong những lần thay dịch đầu tiên nhưng sau đó LTD tốt trở lại. 1 TH (2,77%) kết quả LTD kém do sự di chuyển của thông Tenckhoff. Kết quả điều trị trong 1 tháng sau mổ: Có 3/36 TH (8,33%) có kết quả điều trị trung bình. Gồm: 1 TH (2,77%) bị nghẹt thông do thông di chuyển, phải phẫu thuật nội soi chỉnh sửa lại thông Tenckhoff, 2 TH (5,56%) viêm phúc mạc (VPM) sớm sau mổ, đáp ứng điều trị nội khoa. Còn lại 33/36 TH (91,66%) có kết quả điều trị tốt. Sau đó tất cả 36 bệnh nhân (100%) được làm TPPM tại nhà. Kết luận: Là kỹ thuật khả thi, an toàn và hiệu quả. Hoàn thiện kỹ thuật mổ là giải pháp hợp lý trong giai đoạn hiện nay, góp .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN