tailieunhanh - Kết quả thị lực và độ nhạy cảm của vi khuẩn khi tụ cầu vàng kháng methicillin trong viêm nội nhãn cấp sau mổ đục thể thuỷ tinh
Bài viết trình bày việc xác định tần suất, kết quả thị lực, độ nhạy cảm kháng sinh khi mắc VNN cấp tính sau PT đục TTT gây ra bởi MRSA. | KẾT QUẢ THỊ LỰC VÀ ĐỘ NHẠY CẢM CỦA VI KHUẨN KHI TỤ CẦU VÀNG KHÁNG METHICILLIN TRONG VIÊM NỘI NHÃN CẤP SAU MỔ ĐỤC THỂ THUỶ TINH (Visual outcome and bacterial sensitivity after Methicillin-Resistant Staphylococcus aureus - associated acute endophthalmitis) Lược dịch từ American Journal Ophthalmol, March 2008, 145: 413-417 Người dịch: VŨ HỒNG MINH, ĐẶNG TRẦN ĐẠT Bệnh viện Mắt TW Viêm nội nhãn (VNN) không phổ biến nhưng rất trầm trọng, thường là biến chứng của phẫu thuật (PT) nội nhãn và có thể gây mất thị lực nghiêm trọng. Năm 1995, nghiên cứu cắt dịch kính – viêm nội nhãn (EVS - Endophthalmitis Vitrectomy Study) cho thấy tụ cầu không tan huyết (CNS : Coagulase - negative Staphylococcus) là vi khuẩn được phân lập phổ biến nhất khi mắc VNN. Cũng theo nghiên cứu này, tỷ lệ tụ cầu kháng Methicillin (MRSA) chiếm xấp xỉ 1,9% trong tổng số tụ cầu phân lập được gây ra VNN. Những nghiên cứu gần đây nhất cho thấy tỷ lệ mắc VNN sau PT đục thuỷ tinh thể (TTT) do nhiễm MRSA ngày càng gia tăng. Nếu như trước đây, MRSA chỉ được tìm thấy trong nhiễm khuẩn (NK) bệnh viện thì ngày nay, MRSA ngày càng được phát hiện nhiều hơn ngoài cộng đồng – thậm chí ở cả những người không vào bệnh viện trước khi bị phơi nhiễm. Fluoroquinolon (FQ) là kháng sinh được sử dụng thường quy trong điều trị dự phòng NK hậu phẫu nhãn khoa nói chung và mổ đục TTT nói riêng. Tuy nhiên gần đây những nghiên cứu trên Invitro cho thấy sự kháng của tụ cầu, đặc biệt là MRSA đối với Ofloxacin, Ciprofloxacin, Levofloxacin, Gatifloxacin, Moxifloxacin ngày càng gia tăng. Vì vậy, mục đích của chúng tôi trong nghiên cứu này là nhằm xác định tần suất, kết quả thị lực, độ nhạy cảm kháng sinh khi mắc VNN cấp tính sau PT đục TTT gây ra bởi MRSA. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP Nghiên cứu theo phương pháp hồi cứu tất cả những bệnh nhân (BN) VNN cấp tính được phát hiện trong vòng 6 tuần sau mổ đục TTT . Thời gian nghiên cứu: từ 1/9/2003 đến 31/8/2006 tại Khoa Mắt Bệnh viện Long Island, New York, Mỹ. . Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh .
đang nạp các trang xem trước