tailieunhanh - Ebook Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện: Phần 2

Cuốn sách "Ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong đổi mới hoạt động thư viện" đã phác họa một bức tranh hiện thực về hoạt động thông tin - thư viện nói chung và chuyên về khoa học xã hội ở Việt Nam nói riêng; đồng thời cũng gợi ra một số nội dung đang được ngành Thư viện quan tâm. phần 2 cuốn sách. | Phần II MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG cụ THỂ CHIA SẺ TÀI NGUYÊN THÔNG TIN PHI TẬP TRUNG HOÁ Ở VIỆN HÀN LẮM ■ ■ KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ■ ■ ■ 1. Chia sẻ thông tin trong một hệ thống? Trong bài viết của Nguyễn Lê Phương Hoài (1), sau khi trình bày những mặt đạt được và những hạn chế của hoạt động chia sẻ thông tin giữa các thư viện trực thuộc Viện KHXH Việt Nam(2), tác giả đã nêu ra một số giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động này. Bài viết mở đầu bằng việc nói đến “Hệ thống thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam”, cũng như người đứng đầu cơ quan ngang Bộ này trước đây đã dùng cách diễn đạt này tại buổi gặp đội ngũ cán bộ làm công tác thông tin thư viện trong toàn Viện KHXH Việt Nam ngày 23/7/2003, khi ông chỉ rõ "Hệ thống thông tin cần được hiện đại hoá ngang tầm khu vực", mà muốn vậy "phải có cơ chế liên kết nhà nghiên cứu tham gia hoạt động thông tin thư viện, liên kết thư viện các viện với Viện Thông tin KHXH, liên kết hệ thống của cơ quan ta với đất nước". (l> Nguyễn Lê Phương Hoài (2011), Một số vấn đề về chia sẻ thông tin giữa các thư viện thuộc Viện KHXH Việt Nam. Tạp chí Thông tin KHXH, số 9, tr. 41 - 45. (2) Viện KHXH, Ưỷ ban KHXH Việt Nam, Trung tâm KHXH và Nhân văn Quốc gia, Viện KHXH Việt Nam là những tên gọi trước đây của Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam hiện nay. Trong sách này, chúng tôi luôn giữ nguyên tên gọi ờ từng thời kỳ để tôn trọng lịch sử và dễ theo dõi. 119 Trong bài phát biểu tại Lễ kỷ niệm 55 năm thành lập Viện KHXH Việt Nam và đón nhận Huân chương Sao Vàng, ông còn khẳng định Viện KHXH Việt Nam hiện có một “Hệ thống thông tin - tư liệu - thư viện tương đối hiện đại”, dù hệ thống này còn “chậm được hiện đại hoá”, đang cần “nỗ lực phấn đấu với phương châm đổi mới, đột phá, sáng tạo, chất lượng và hiệu quả” (1). Trang điện tử của Viện KHXH Việt Nam cũng chính thức cho biết: “Hệ thống các thư viện của Viện KHXH Việt Nam hiện nay gồm 30 thư viện thuộc 30 viện nghiên cứu chuyên ngành và 02 thư viện thuộc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và Tạp chí KHXH .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN