tailieunhanh - Kết quả bước đầu điều trị lệch khúc xạ ở trẻ em bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK

Bài viết tập trung đánh giá kết quả bước đầu điều trị 6 mắt của 6 bệnh nhân trẻ em tuổi từ 8 đến 15 có lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 6 D (tính theo tương đương cầu) bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK tại bệnh viện Mắt Trung ương. | KẾT QUẢ BƯỚC ĐẦU ĐIỀU TRỊ LỆCH KHÚC XẠ Ở TRẺ EM BẰNG LASER EXCIMER THEO PHƯƠNG PHÁP LASIK TÔN THỊ KIM THANH, LÊ THUÝ QUỲNH, TRẦN THỊ THU THUỶ VÀ CS Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Đánh giá kết quả bước đầu điều trị 6 mắt của 6 bệnh nhân trẻ em tuổi từ 8 đến 15 có lệch khúc xạ giữa 2 mắt trên 6 D (tính theo tương đương cầu) bằng Laser Excimer theo phương pháp LASIK tại bệnh viện Mắt Trung ương. Sử dụng máy Laser Excimer Nidek EC - 5000 CXIII. Tạo vạt GM dầy 130 micromet. Bắn laser lên nhu mô giác mạc theo thông số khúc xạ cần chỉnh. Sau phẫu thuật bệnh nhân được khám lại định kì ngày thứ 1, 2; 1 tuần, 1 tháng sau mổ. Kiểm tra bao gồm đo khúc xạ, thị lực không kính, khám sinh hiển vi. Sau mổ cho thấy kết quả khá tốt về thị lực cũng như giảm được mức độ cận thị, loạn thị cao. Ngoài ra không gặp biến chứng nào. Cụ thể: Trước mổ khúc xạ tính theo tương đương cầu (SE) trung bình là -10,3D (từ –7,5D đến –13D) sau mổ tính theo tương đương cầu là +0,7D. Thị lực không kính trước mổ trung bình là ĐNT 1,66m sau mổ tăng lên trung bình là 3,7/10. Tật khúc xạ là 1 trong những bệnh rất hay gặp trong nhãn khoa, đặc biệt ở trẻ em. Số trẻ em có tật khúc xạ đến khám ở Bệnh viện Mắt TƯ ngày càng nhiều. Theo điều tra của Viện Mắt - Viện khoa học giáo dục năm 1980 tỷ lệ cận thị ở học sinh phổ thông là 5%. Điều tra của trung tâm mắt Hà Nội 1998 tỉ lệ cận thị ở học sinh tiểu học là 10,3%, PTCS là 15,9%, PTTH là 20,2%. Và theo thống kê tại phòng khám Viện Mắt trung ương năm 1999 có lượt người tới khám khúc xạ - chiếm khoảng 30% tổng số bệnh nhân tới phòng khám, trong đó 70% là trẻ em [1]. Điều đó chứng tỏ nhu cầu khám chữa bệnh về khúc xạ rất lớn. Đa số bệnh nhi đều được chẩn đoán và điều trị theo phương pháp truyền thống là cấp đơn kính, đeo kính gọng phù hợp để đạt được thị lực tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều bệnh nhi có lệch khúc xạ giữa 2 mắt - chiếm tỉ lệ 2,4% số trẻ bị tật khúc xạ [2]. Nhưng nếu lệch khúc xạ cao (thông thường trên 3D) trẻ không thể đeo được kính gọng, vì 2 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.