tailieunhanh - Ứng dụng lược đồ tư duy nhằm nâng cao hiệu quả của các phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hoá học ở trường trung học phổ thông

Bài viết giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hóa học ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hóa học ở trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn mới. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 39-49 This paper is available online at DOI: ỨNG DỤNG LƯỢC ĐỒ TƯ DUY NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC HOÁ HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Nguyễn Thị Thân1 , Phạm Hồng Bắc2 1 Trường 2 Nhà Trung học phổ thông Chuyên Hà Giang, Hà Giang xuất bản Đại học Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Lược đồ tư duy (còn gọi là sơ đồ tư duy, bản đồ tư duy, LĐTD) là một kĩ thuật dạy học đã được sử dụng rộng rãi ở các nước tiên tiến trên thế giới, đặc biệt được áp dụng nhiều ở các phương pháp dạy học (PPDH) tích cực phát huy khả năng tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh (HS). Bài báo này giới thiệu một số ứng dụng lược đồ tư duy vào một số phương pháp dạy học tích cực như phương pháp dạy học theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án trong giảng dạy hoá học ở trường Trung học phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Hoá học ở trường Trung học phổ thông (THPT) trong giai đoạn mới. Từ khóa: Lược đồ tư duy, dạy học hoá học, trung học phổ thông, dạy học tích cực. 1. Mở đầu Trong mục tiêu của giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới theo nghị quyết hội nghị Trung ương 8 khoá XI, đổi mới PPDH được coi là một trong những giải pháp then chốt về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục Việt Nam. Qua thực tế áp dụng trong giảng dạy các PPDH tích cực đang triển khai hiện nay, chúng tôi nhận thấy các PPDH theo hợp đồng, dạy học theo góc, dạy học theo dự án là các phương pháp dạy học phát huy khả năng tự học, tự sáng tạo, phát triển kĩ năng mềm cho HS thực hiện đúng mục tiêu đổi mới giáo dục [1], [2]. Các phương pháp này đều có đặc điểm chung là chuyển nội dung bài học thành các nhiệm vụ học tập, mà khi thực hiện xong các nhiệm vụ này, HS sẽ lĩnh hội được nội dung bài học. Tuy nhiên các nhiệm vụ này thường được thực hiện một các riêng lẻ chưa có sự gắn kết với nhau. Khi sử dụng kĩ thuật LĐTD [3] bằng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.