tailieunhanh - Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ những tiền đề tiếp nhận
Bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng. | TÍNH KHẢ BIẾN TRONG TIẾP NHẬN TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ NHỮNG TIỀN ĐỀ TIẾP NHẬN Dương Thị Ánh Minh1 Tóm tắt: Vận dụng lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào nghiên cứu văn học không phải là vấn đề mới mẻ nhưng lại là hướng đi đầy tiềm năng, góp phần quan trọng trong việc soi sáng đời sống văn học trên nhiều bình diện. Với tiểu thuyết lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh, từ hiệu ứng dư luận và thực tiễn tiếp nhận phong phú, bằng cái nhìn khách quan và khoa học, bài viết sẽ lí giải quá trình tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử của nhà văn này từ tiền đề văn bản (“kết cấu vẫy gọi”; “sự chuyển đổi chân trời” tiếp nhận) và tiền đề chủ thể tiếp nhận (“tầm đón đợi”; tâm thế, động cơ tiếp nhận). Qua đó, bài viết làm rõ tính ứng dụng của lí thuyết Mĩ học tiếp nhận vào một hiện tượng văn học cụ thể, góp phần khẳng định tài năng, cá tính sáng tạo độc đáo và minh định cho những đóng góp to lớn của nhà văn đối với tiểu thuyết Việt Nam sau đổi mới nói chung và tiểu thuyết lịch sử đương đại nói riêng. Từ khóa: Nguyễn Xuân Khánh, Tiểu thuyết lịch sử, Mĩ học tiếp nhận, Chủ thể tiếp nhận, Thực tiễn tiếp nhận. 1. Mở đầu Trong bức tranh đa diện của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới kể từ sau 1986, với bộ ba tiểu thuyết lịch sử - văn hóa nổi tiếng: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011), Nguyễn Xuân Khánh đã đem đến một cá tính nghệ thuật độc đáo, trở thành một hiện tượng mới lạ trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử đương đại. Khi đi vào khu vực của “những tranh luận trái chiều”, quá trình tiếp nhận tác phẩm ông đã tạo được hiệu ứng dư luận mạnh mẽ, một thực tiễn tiếp nhận phong phú và đa dạng với nhiều góc nhìn, khuynh hướng khác nhau. Nếu nói như H. R. Jauss, “lịch sử văn học thực chất là lịch sử của những cách đọc” thì Nguyễn Xuân Khánh qua tác phẩm của ông đã tạo nên một lịch sử như thế, trước hết là cho chính mình. 2. Nội dung . Tính khả biến trong tiếp nhận tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ văn bản . Tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân .
đang nạp các trang xem trước