tailieunhanh - Dạy và học địa lí 12 với bản đồ khái niệm trong môi trường sư phạm tương tác
Bài viết đề cập đến định nghĩa, lợi ích của bản đồ khái niệm, cách xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích cực suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh. Bản đồ khái niệm là một trong những công cụ hữu ích để giảng dạy và học tập đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường học ở trên thế giới và Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 1, pp. 69-76 This paper is available online at DOI: DẠY VÀ HỌC ĐỊA LÍ 12 VỚI BẢN ĐỒ KHÁI NIỆM TRONG MÔI TRƯỜNG SƯ PHẠM TƯƠNG TÁC Đặng Văn Đức1 , Nguyễn Thị Ninh2 1 Khoa 2 Trường Địa lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Trung học Phổ thông Trần Quốc Tuấn, Hà Nội Tóm tắt. Bản đồ khái niệm (Concept Map) dựa trên cách thức hoạt động tự nhiên của bộ não, là phương thức ghi nhớ và thể hiện các ý tưởng mới. Bản đồ khái niệm bắt đầu với một ý tưởng chính (hoặc khái niệm) và sau đó chia ra các nhánh theo các chủ đề cụ thể. Bản đồ khái niệm cũng như bản đồ tư duy (Mind Map) sử dụng triệt để hình ảnh và từ khóa để từ đó các khái niệm được phân cấp liên tiếp trong quá trình tư duy của người học về một vấn đề nào đó. Bài báo đề cập đến định nghĩa, lợi ích của bản đồ khái niệm, cách xây dựng và sử dụng bản đồ khái niệm để dạy học Địa lí 12 trong môi trường sư phạm tương tác nhằm phát huy tính tích cực suy nghĩ, tư duy sáng tạo của học sinh. Bản đồ khái niệm là một trong những công cụ hữu ích để giảng dạy và học tập đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các trường học ở trên thế giới và Việt Nam. Từ khóa: Bản đồ khái niệm, dạy học Địa lí 12, sư phạm tương tác. 1. Mở đầu Định hướng đổi mới giáo dục và đào tạo của nước ta trong giai đoạn hiện nay đã được thể hiện trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khóa XI (Nghị quyết số 29-NQ/TW): “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu CNH-HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế”. Giáo dục phổ thông đang thực hiện bước chuyển từ chương trình giáo dục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quan tâm đến học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng được cái gì qua việc học. Do đó, việc đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực không chỉ chú ý đến tích cực hoá hoạt động trí
đang nạp các trang xem trước