tailieunhanh - Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với việc phát triển an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của VN. Quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại vùng ĐBSCL sẽ là điểm tựa cần thiết để giúp ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, nhất là trong giai đoạn đổi mới hội nhập như hiện nay. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Vùng Đồng bằng sông Cửu Long với việc phát triển an sinh xã hội trong giai đoạn hiện nay PGS. TS. Lý Hoàng Ánh & TS. Trần Mai Ước Trường Đại học Ngân hàng V ùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là mảnh đất có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của VN. Quan tâm giải quyết vấn đề an sinh xã hội tại vùng ĐBSCL sẽ là điểm tựa cần thiết để giúp ĐBSCL phát triển theo hướng bền vững, nhất là trong giai đoạn đổi mới hội nhập như hiện nay. Từ khóa: An sinh xã hội, ĐBSCL, phát triển, bền vững. Nguồn: 1. Tiềm năng phát triển Vùng ĐBSCL (ĐBSCL) , còn gọi là Vùng Đồng bằng Nam Bộ hoặc miền Tây Nam Bộ, có 12 tỉnh và 1 thành phố trực thuộc trung ương. ĐBSCL là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông có diện tích 39 734km², theo kết quả điều tra dân số ngày 01/04/2009, dân số vùng ĐBSCL là người. ĐBSCL có vị trí nằm liền kề với vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Tây Nam là vịnh Thái Lan, phía Đông Nam là Biển Đông. Vùng ĐBSCL của VN được hình thành từ những trầm tích phù sa và bồi dần qua những kỷ nguyên thay đổi mực nước biển; qua từng giai đoạn kéo theo sự hình thành những giống cát dọc theo bờ biển. Những hoạt động hỗn hợp của sông và biển đã hình thành những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông lẫn dọc theo một số giồng cát ven biển và đất phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên – Hà Tiên, tây nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Trong quá trình phát triển, thực tiễn đã chứng minh rằng ĐBSCL là một vùng đất rộng lớn, có nhiều tiềm năng để phát triển kinh tế, là vùng sản xuất nông nghiệp và thủy sản lớn nhất cả nước, có vị trí đặc biệt trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của VN. Từ tiềm năng và vị trí quan trọng của vùng, trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành sự quan tâm đặc biệt, .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.