tailieunhanh - Lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định: Đặc điểm lâm sàng và kết quả phẫu thuật

Nghiên cứu được thực hiện với mục tiêu nhằm mô tả đặc điểm của các hình thái lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định (LNCNCĐLKOĐ) và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Nghiên cứu tiến hành trên 62 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là LNCNCĐLKOĐ và điều trị tại Bệnh viện Mắt TW từ 1/2006 đến 9/2008. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, không có nhóm chứng. | 1. Công trình nghiên cứu LÁC NGOÀI CƠ NĂNG CÓ ĐỘ LÁC KHÔNG ỔN ĐỊNH: ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ PHẪU THUẬT TRỊNH THỊ BÍCH NGỌC Bệnh viện Mắt Hà Nội HÀ HUY TÀI Bệnh viện Mắt Trung ương TÓM TẮT Mục tiêu: Mô tả đặc điểm của các hình thái lác ngoài cơ năng có độ lác không ổn định (LNCNCĐLKOĐ) và đánh giá kết quả điều trị phẫu thuật. Đối tượng và phương pháp: 62 bệnh nhân (BN) được chẩn đoán là LNCNCĐLKOĐ và điều trị tại Bệnh viện Mắt TW từ 1/2006 đến 9/2008. Nghiên cứu can thiệp lâm sàng tiến cứu, không có nhóm chứng. Kết quả: 62 BN có tuổi trung bình là 10,48 + 8,07. Trong đó 80,6% BN có hình thái LNCNCĐLKOĐ đơn thuần và chỉ 19,4% BN kèm theo hội chứng chữ A, V. Tỷ lệ đạt kết quả tốt giảm dần theo thời gian sau phẫu thuật (PT): Sau 1 tháng là 80,6%, sau 6 tháng còn 74,5%. Kết quả loại trung bình là 25,8%, kém là 9,7%. Độ lác tối đa trung bình trước PT là 30,68o, sau PT là 6,65o, độ lác tối thiểu trung bình trước PT là 11,35o, sau PT còn 0,47o. Tỷ lệ BN có thị giác hai mắt trước PT là 11,3%, sau PT 6 tháng là 67,7% (p 50 - 100 . Kém: độ lác tối đa 0 và tối thiểu > 10 . Thị giác 2 mắt sau PT: Đánh giá thị giác 2 mắt ở các mức độ đồng thị, hợp thị và phù thị. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP . Đối tượng nghiên cứu Những BN được chẩn đoán là LCNCĐLKOĐ được điều trị tại Khoa mắt trẻ em Bệnh viện Mắt TW từ tháng 1 năm 2006 đến tháng 9 năm 2008 đáp ứng các điều kiện sau: BN có tuổi từ 3 đến 30, có lác ngoài cơ năng với độ lác dao động 50 Đã được điều trị nhược thị (nếu cần). BN và gia đình hợp tác trong nghiên cứu và có điều kiện theo dõi sau mổ từ 3 6 tháng. . Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Thử nghiệm lâm sàng, tiến cứu không có nhóm chứng. Cỡ mẫu và chọn mẫu: 62 BN đáp ứng điều kiện chọn mẫu được chọn liên tục để nghiên cứu. Quy trình nghiên cứu: + Khám lâm sàng: hỏi bệnh sử lác và các yếu tố liên quan, đo thị lực, khúc III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN . Đặc điểm lâm sàng của LNCNCĐLKOĐ Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng Đặc điểm lâm sàng n % Tuổi .