tailieunhanh - Ứng dụng mô hình Black-Scholes để thẩm định giá tài sản vô hình cho mục đích thương mại hóa
Bài viết đề cập mô hình định giá quyền chọn Black – Scholes trong hoạt động thẩm định giá, nghiên cứu điển hình cho trường hợp thương mại hóa bằng sáng chế máy gặt đập trong lĩnh vực nông nghiệp (tài sản vô hình) để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Ứng dụng mô hình Black-Scholes để thẩm định giá tài sản vô hình cho mục đích thương mại hóa TS. HAY SINH & ThS. TRẦN BÍCH VÂN Trường Đại học Kinh tế T rong thực tiễn, việc sở hữu và khai thác tài sản trong hoạt động thẩm định giá có thể được xem như một quyền chọn và các loại hình tài sản đặc biệt có dáng dấp như một quyền chọn này cũng ngày một xuất hiện nhiều hơn trong tiến trình phát triển kinh tế. Bài viết đề cập mô hình định giá quyền chọn Black – Scholes trong hoạt động thẩm định giá, nghiên cứu điển hình cho trường hợp thương mại hóa bằng sáng chế máy gặt đập trong lĩnh vực nông nghiệp (tài sản vô hình) để làm sáng tỏ vấn đề nêu trên. Từ khóa: Thẩm định giá, mô hình Black – Scholes, tài sản vô hình, bằng sáng chế. 1. Đặt vấn đề Kể từ năm 1972, khi Fischer Black và Myron Scholes công bố một nghiên cứu mang tính đột phá với mô hình định giá quyền chọn kiểu châu Âu không phải trả cổ tức, thì đến nay, lý thuyết định giá quyền chọn đã có những bước tiến dài, nhất là đối với hoạt động thẩm định giá. Trong lĩnh vực thẩm định giá trị bất động sản, mô hình quyền chọn được sử dụng để thẩm định giá trị các nguồn tài nguyên chưa được khai thác với giả định một công ty đang sở hữu các nguồn tài nguyên này có thể thực hiện quyền bất cứ khi nào họ muốn. Khi giá của tài nguyên tăng lên thì khả năng các công ty thực hiện quyền khai thác sẽ cao hơn và khi đó quyền khai thác các nguồn tài nguyên này được xem như những quyền chọn mua. Trong lĩnh vực thẩm định giá 28 trị doanh nghiệp, sự kết hợp giữa quyền chọn thanh lý công ty và trách nhiệm pháp lý của chủ sở hữu được giới hạn trong khoản vốn mà họ bỏ ra đã làm cho vốn cổ phần có những đặc điểm của một quyền chọn mua. Khi đó, mô hình định giá quyền chọn được sử dụng để thẩm định giá trị vốn cổ phần của các công ty kiệt quệ tài chính. Bên cạnh đó, ngày nay các công ty thường sở hữu các bằng sáng chế sản phẩm và dịch vụ mà họ cung cấp, các bằng sáng chế này đem lại cho công ty quyền được phát
đang nạp các trang xem trước