tailieunhanh - Vấn đề nghèo đối với các dân tộc thiểu số nhìn từ góc độ văn hóa tộc người
Nội dung bài viết trình bày ở nước ta, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS chính là yếu tố cơ bản để thực hiện quan điểm và nguyên tắc về bình đẳng, đoàn kết các dân tộc. Có thể khẳng định giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với vùng DTTS và miền núi, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo , an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi. | VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG VÀ PHÁT TRIỂN Tạp chí Nghiên cứu Dân tộc VẤN ĐỀ NGHÈO ĐỐI VỚI CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ NHÌN TỪ GÓC ĐỘ VĂN HÓA TỘC NGƯỜI Ngô Thị Trinh(1) T rong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chính sách giảm nghèo, giảm nghèo bền vững. Đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã được nâng lên. Tuy nhiên, đến nay, vùng DTTS và miền núi vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, tỉ lệ hộ nghèo vẫn còn cao và chưa bền vững. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo và kết quả giảm nghèo chưa bền vững ở vùng DTTS và miền núi, trong khuôn khổ của bài viết, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ một số nguyên nhân cơ bản có liên quan đến văn hóa tộc người, trong đó nổi bật là những thói quen, phong tục tập quán lạc hậu, một số đặc điểm tâm lý tộc người ảnh hưởng đến tình trạng nghèo và giảm nghèo của các DTTS. Để góp phần giảm nghèo bền vững, cần thực hiện tốt các giải pháp, trong đó có giải pháp về văn hóa tộc người. Từ khóa: Giảm nghèo; Giảm nghèo bền vững; Dân tộc thiểu số; Vùng dân tộc thiểu số; Văn hóa tộc người. Xóa đói giảm nghèo là một vấn đề được quan tâm nhất của nhiều quốc gia trên thế giới. Ở nước ta, giảm nghèo và giảm nghèo bền vững cho đồng bào DTTS chính là yếu tố cơ bản để thực hiện quan điểm và nguyên tắc về bình đẳng, đoàn kết các dân tộc. Có thể khẳng định giảm nghèo và giảm nghèo bền vững là một chủ trương lớn, luôn được Đảng, Nhà nước ta ưu tiên hàng đầu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là đối với vùng DTTS và miền núi, nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Tuy nhiên, vấn đề giảm nghèo đến nay chủ yếu được xem xét ở góc độ nghèo thu nhập là chủ yếu, yếu tố nghèo ở góc độ văn hóa rất ít được quan tâm nghiên cứu. 1. Thành tựu và một số vấn đề đặt ra đối với vấn đề giảm nghèo vùng dân tộc thiểu số nhìn từ góc độ văn hóa tộc người . Một số thành .
đang nạp các trang xem trước