tailieunhanh - Hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn của dung dịch axit boric 0,75%

So sánh hiệu quả hỗ trợ điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn (VNCM) của dung dịch bơm rửa acid boric (AB) 0,75% và dung dịch povidone-iodine (PVP-I) 1% khi kết hợp với lấy cao răng và xử lí mặt chân răng (LCR và XLMCR) qua các chỉ số lâm sàng và vi sinh. | Hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm nha chu mạn của dung dịch axit boric 0,75% Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 5 * 2018 HIỆU QUẢ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ VIÊM NHA CHU MẠN CỦA DUNG DỊCH AXIT BORIC 0,75% Trần Thảo Quyên*, Phạm Anh Vũ Thụy** TÓM TẮT Mục tiêu: So sánh hiệu quả hỗ trợ điều trị không phẫu thuật viêm nha chu mạn (VNCM) của dung dịch bơm rửa acid boric (AB) 0,75% và dung dịch povidone-iodine (PVP-I) 1% khi kết hợp với lấy cao răng và xử lí mặt chân răng (LCR và XLMCR) qua các chỉ số lâm sàng và vi sinh. Phương pháp: Thử nghiệm lâm sàng, ngẫu nhiên có nhóm chứng, mù đơn thực hiện trên 40 bệnh nhân VNCM đến điều trị tại Khoa Răng Hàm Mặt, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Đối tượng tham gia nghiên cứu được chia ngẫu nhiên thành hai nhóm theo hai phương pháp điều trị: Nhóm 1: LCR và XLMCR kết hợp bơm rửa PVP-I 1%; Nhóm 2: LCR và XLMCR kết hợp với bơm rửa AB 0,75%; Đánh giá và so sánh tình trạng nha chu qua các chỉ số mảng bám (PI), chỉ số nướu (GI), chảy máu nướu khi thăm dò (BOP), độ sâu túi nha chu (PD), độ mất bám dính lâm sàng (CAL); số lượng vi khuẩn Aggregatibacter actinomycetemcomitans (Aa) và Porphyromonas gingivalis (Pg) tại thời điểm nền (T0), sau 4 tuần điều trị (T4) và sau 8 tuần điều trị (T4). Kết quả: Các chỉ số PI, GI, BOP, PD, CAL toàn miệng và số lượng vi khuẩn Aa, Pg của hai nhóm đều giảm có ý nghĩa thống kê tại thời điểm T4, T8 khi so sánh với T0 (p < 0,01). Khi so sánh giữa hai nhóm, chỉ số GI, BOP nhóm 2 giảm nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm 1 sau điều trị 4 tuần và 8 tuần (p < 0,05). Độ giảm PD và CAL ở nhóm 2 nhiều hơn có ý nghĩa so với nhóm 1 đối với túi nha chu trung bình (PD ≥ 5 và PD < 7) tại thời điểm T4, T8 và túi nha chu sâu (PD ≥ 7) (p < 0,01) tại thời điểm T4. Tuy nhiên, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê của độ giảm PD và CAL giữa hai nhóm ở túi nha chu sâu tại thời điểm 8 tuần. Kết luận: Nghiên cứu cho thấy AB 0,75% có hiệu quả hơn PVP-I 1% trong hỗ trợ .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN