tailieunhanh - Cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi triển khai quy tắc xuất xứ theo Hiệp định TPP

Bài viết này chúng tôi khái quát những cơ hội và thách thức cho hàng hóa xuất khẩu của VN khi triển khai Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kết quả phân tích cho thấy bên cạnh một số thuận lợi khi chúng ta xuất khẩu hàng hóa sang các nước thành viên TPP thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho hoạt động này bởi các tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt về xuất xứ của nó. | Hướng Tới Ổn Định Kinh Tế Vĩ Mô VN Cơ hội và thách thức cho hàng xuất khẩu của Việt Nam khi triển khai quy tắc xuất xứ theo Hiệp định TPP Lê Thị Ánh Tuyết & Huỳnh Thế Nguyễn Trường Cao đẳng Tài chính – Hải quan B ài viết này chúng tôi khái quát những cơ hội và thách thức cho hàng hoá xuất khẩu của VN khi triển khai Quy tắc xuất xứ theo Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP). Kết quả phân tích cho thấy bên cạnh một số thuận lợi khi chúng ta xuất khẩu hàng hoá sang các nước thành viên TPP thì vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức cho hoạt động này bởi các tiêu chuẩn khắt khe và nghiêm ngặt về xuất xứ của nó. Vì thế, giải pháp đột phá cho hàng xuất khẩu của VN khi tham gia áp dụng tiêu chuẩn xuất xứ TPP là lựa chọn ngành công nghiệp chủ lực và đầu tư ngành công nghiệp phụ trợ cho ngành công nghiệp xuất khẩu chủ lực. Từ khoá: TPP, quy tắc xuất xứ của TPP, công nghiệp xuất khẩu chủ lực. 1. Giới thiệu Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TransPacific Strategic Economic Partnership Agreement – còn gọi là TPP) là một Hiệp định thương mại tự do nhiều bên, được ký kết với mục tiêu thiết lập một mặt bằng thương mại tự do chung cho các nước khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Hiệp định này được ký kết ngày 3/6/2005, có hiệu lực từ 28/5/2006 giữa 4 nước Singapore, Chile, New Zealand, Brunei (vì vậy Hiệp định này còn gọi là P4). Từ năm 2010, có thêm 5 nước tham gia đàm phán gồm: Mỹ, Australia, Peru, VN và gần đây là Malaysia. Ngoài 9 nước vừa kể tên, thì hiện nay có 4 nước bày tỏ quan tâm và có thể tham gia trong thời gian tới là Nhật, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vì vậy, người ta đánh 18 giá TPP là một hiệp định của thế kỷ 21, không chỉ vì đây là hiệp định lớn mà còn ở tầm vóc và ảnh hưởng của nó. Về phạm vi, so với các hiệp định BTA, AFTA, và trong WTO, TPP mở rộng hơn, cả về thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, đầu tư và sở hữu trí tuệ. Ngoài ra còn là các vấn đề phi thương mại như mua sắm của chính phủ, môi trường, lao động, .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    158    0    29-04-2024
33    125    0    29-04-2024
1    114    1    29-04-2024
41    122    0    29-04-2024
24    109    0    29-04-2024
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.