tailieunhanh - Một số vấn đề cơ bản khi Việt Nam gia nhập AEC

Thực tiễn đã chứng minh rằng, quá trình đổi mới đến nay, ASEAN là điểm tựa, là cầu nối trong chính sách đối ngoại của VN trong hơn hai thập kỷ vừa qua và những năm sắp tới. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của VN, AEC chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong những năm vừa qua cũng như giai đoạn sắp tới. Bài viết đi vào phân tích những vấn đề cơ bản có liên quan đến AEC trong chính sách hội nhập kinh tế của VN. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Một số vấn đề cơ bản khi Việt Nam gia nhập AEC PGS. TS. Lý Hoàng Ánh TS. Trần Mai Ước Trường Đại học Ngân hàng T hực tiễn đã chứng minh rằng, quá trình đổi mới đến nay, ASEAN là điểm tựa, là cầu nối trong chính sách đối ngoại của VN trong hơn hai thập kỷ vừa qua và những năm sắp tới. Quá trình hội nhập kinh tế khu vực của VN, AEC chiếm một vị trí quan trọng trong chính sách kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế của VN trong những năm vừa qua cũng như giai đoạn sắp tới. Bài viết đi vào phân tích những vấn đề cơ bản có liên quan đến AEC trong chính sách hội nhập kinh tế của VN. Từ khóa: AEC, hội nhập, phát triển, đối ngoại 1. Mở đầu Hướng đến tạo dựng một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất cho các quốc gia thành viên ASEAN, thúc đẩy dòng chu chuyển tự do của hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, lao động có tay nghề trong ASEAN. Với mục tiêu là thúc đẩy phát triển kinh tế một cách công bằng, thiết lập khu vực kinh tế có năng lực cạnh tranh cao, hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu. Để đáp ứng yêu cầu phát triển của hội nhập và tiếp nối các chương trình hợp tác kinh tế trong khối ASEAN, tháng 10/2003, lãnh đạo các nước ASEAN đã ký Tuyên bố Hòa hợp ASEAN II1, nhất trí 1. Hay còn gọi là Tuyên bố Ba-li II, trên cơ sở giữ vững các nguyên tắc cơ bản của ASEAN: độc lập, chủ quyền, không can thiệp vào công việc nội bộ, đồng thuận và giải quyết hòa bình mọi bất đồng, tranh chấp. Tuyên bố đã đề ra những định hướng chiến lược cho sự phát triển của ASEAN hướng tới xây dựng một cộng đồng ASEAN năng động, tự cường và gắn kết vào năm 2020 với ba trụ cột chính là hợp tác chính trị-an ninh, hợp tác kinh tế và hợp tác văn hóa, xã hội. 14 đề ra mục tiêu hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2020 với ba trụ cột chính: Cộng đồng An ninh (ASC), Cộng đồng Kinh tế (AEC) và Cộng đồng Văn hóaXã hội (ASCC); đồng thời khẳng định ASEAN sẽ tiếp tục đẩy mạnh và mở rộng quan hệ với các đối tác bên ngoài, vì mục tiêu chung là hòa bình, ổn định và hợp tác cùng

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN