tailieunhanh - Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế

Bài nghiên cứu xem xét vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên mẫu gồm các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 1995 – 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: Trình độ giáo dục, chất lượng thể chế kinh tế, độ ổn định kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa. | Nghiên Cứu & Trao Đổi Các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ giữa đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế Trần Kim Cương Trường Đại học Kinh tế TP. HCM Nhận bài: 13/11/2015 - Duyệt đăng: 29/12/2015 B ài nghiên cứu xem xét vai trò của các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và tăng trưởng kinh tế. Dựa trên mẫu gồm các quốc gia đang phát triển với thu nhập trung bình và thấp trong giai đoạn 1995 – 2012, kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của FDI lên tăng trưởng kinh tế chịu ảnh hưởng bởi 5 yếu tố: Trình độ giáo dục, chất lượng thể chế kinh tế, độ ổn định kinh tế vĩ mô, cơ sở hạ tầng và tốc độ đô thị hóa. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng cho thấy cải thiện thể chế kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát tốt tiến trình đô thị hóa có thể gia tăng lợi ích nhận được từ FDI cho nền kinh tế. Từ khóa: FDI, tăng trưởng kinh tế, thể chế kinh tế. 1. Giới thiệu Sự dịch chuyển các dòng vốn đầu tư, đặc biệt là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), là một trong những nhân tố chính đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa trên thế giới cũng như tiến trình hội nhập quốc tế của các quốc gia đang phát triển. Theo báo cáo năm 2014 của UNCTAD, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã tăng gấp 7 lần trên toàn thế giới kể từ những năm 1990. Xu hướng phát triển mạnh của dòng FDI đã dấy lên nhiều cuộc tranh luận về việc đâu là những yếu tố chính thu hút chúng và những lợi ích mà chúng dự kiến sẽ đem lại cho sự phát triển của nền kinh tế. Về lý thuyết, vốn FDI dường như đem lại nhiều lợi ích hơn so với 10 các dòng vốn khác bởi vì, ngoài việc làm gia tăng tổng vốn của một quốc gia, FDI còn có tác động tích cực là làm tăng năng suất của nền kinh tế thông qua việc chuyển giao công nghệ cũng như kinh nghiệm và kĩ năng quản lý (De Mello, 1997). Ngoài ra, cũng có ý kiến cho rằng vốn FDI có xu hướng ổn định hơn các loại vốn đầu tư khác, đồng nghĩa với việc quốc gia tiếp nhận sẽ ít bị tổn thương hơn trước rủi ro dòng vốn đầu tư đột ngột ngừng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.