tailieunhanh - Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite polyaniline ứng dụng cho cảm biến sinh học
Nội dung bài viết trình bày về vật liệu nanocomposite gồm 3 thành phần polyaniline (PANi), ống carbon nanotubes (MWCNTs) và MnO2 đã được tổng hợp trực tiếp trên vi điện cực Pt được chế tạo bằng phương pháp điện hóa. Kết quả phân tích cấu trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FE-SEM) cho thấy đã có sự lấp đầy của MnO2. Cấu trúc thành phần hóa học, các đặc trưng liên kết của vật liệu nanocomposite được nghiên cứu bằng phổ hấp thụ hồng ngoại truyền qua (FT-IR), phổ hấp thụ tử ngoại (UV-Vis). Các kết quả thu được cho thấy, vật liệu nanocomposite PANi/MWCNTs/MnO2 có độ dẫn cao hơn khi không có MnO2, phù hợp cho ứng dụng trong cảm biến sinh học. | Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ Nghiên cứu chế tạo vật liệu nanocomposite polyaniline ứng dụng cho cảm biến sinh học Chu Văn Tuấn1*, Nguyễn Trọng Nghĩa1, Hoàng Văn Hán1, Chu Thị Thu Hiền1, Nguyễn Khắc Thông2, Hoàng Thị Hiến1, Trần Trung1 1 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Hưng Yên Vụ Khoa học Công nghệ và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo 2 Ngày nhận bài 21/5/2018; ngày chuyển phản biện 23/5/2018; ngày nhận phản biện 29/6/2018; ngày chấp nhận đăng 6/7/2018 Tóm tắt: Vật liệu nanocomposite gồm 3 thành phần polyaniline (PANi), ống carbon nanotubes (MWCNTs) và MnO2 đã được tổng hợp trực tiếp trên vi điện cực Pt được chế tạo bằng phương pháp điện hóa. Kết quả phân tích cấu trúc bề mặt bằng kính hiển vi điện tử quét phát xạ trường (FE-SEM) cho thấy đã có sự lấp đầy của MnO2. Cấu trúc thành phần hóa học, các đặc trưng liên kết của vật liệu nanocomposite được nghiên cứu bằng phổ hấp thụ hồng ngoại truyền qua (FT-IR), phổ hấp thụ tử ngoại (UV-Vis). Các kết quả thu được cho thấy, vật liệu nanocomposite PANi/MWCNTs/ MnO2 có độ dẫn cao hơn khi không có MnO2, phù hợp cho ứng dụng trong cảm biến sinh học. Từ khóa: cảm biến sinh học, điện hóa, nanocompostite, polyaniline. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Các vật liệu chức năng được cấu tạo bởi các thành phần cấu trúc nano có đặc tính nhạy rất cao đối với tác nhân mục tiêu. Đặc biệt dựa trên sự tương hợp ăn khớp giữa tác nhân thăm dò và tác nhân mục tiêu, hầu hết các cảm biến sinh học biểu lộ tính chọn lọc rất cao. Đó chính là điều mà các nhà nghiên cứu mong muốn khi chế tạo cảm biến. Sự tồn tại của các dạng mang điện khác nhau, và số lượng tương quan giữa chúng, cũng như của các nhóm chức đã tạo thành tương tác của chúng với các tâm hoạt động của chất nền. Sâu hơn, sự thay đổi số lượng tương đối giữa các dạng mang điện đã bộc lộ sự chuyển dịch của một số dạng mang điện này sang dạng khác. Điều này cũng cho thấy rõ điều kiện có thể khống chế dạng mang điện mong muốn. Tuy nhiên, để nâng cao được hiệu suất của cảm biến sinh học
đang nạp các trang xem trước