tailieunhanh - Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

Bài báo sử dụng phương pháp tích hợp mô hình thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) được tích hợp trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có nguy cơ SLĐ cao và rất cao chiếm 21% tổng diện tích toàn huyện, tập trung cao ở các xã Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Viễn Sơn, Xuân Tầm và Ngòi A. Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ cho công tác quy hoạch, phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại do SLĐ ở huyện Văn Yên. | Khoa học Tự nhiên Nghiên cứu xây dựng bản đồ nguy cơ sạt lở đất cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái Đặng Thị Hà, Bùi Thị Thu Trang*, Nguyễn Khắc Thành Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Ngày nhận bài 5/6/2018; ngày chuyển phản biện 12/6/2018; ngày nhận phản biện 16/7/2018; ngày chấp nhận đăng 31/7/2018 Tóm tắt: Văn Yên là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái chịu nhiều ảnh hưởng của thiên tai, đặc biệt là mưa lớn gây ra sạt lở đất (SLĐ). Điều kiện địa hình Văn Yên phức tạp cùng với sự thất thường của thời tiết đã tạo điều kiện cho SLĐ xảy ra khi xuất hiện mưa lớn. Bài báo sử dụng phương pháp tích hợp mô hình thứ bậc AHP (Analytic Hierarchy Process) được tích hợp trong phần mềm ArcGIS để xây dựng bản đồ nguy cơ SLĐ cho huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. Kết quả nghiên cứu cho thấy khu vực có nguy cơ SLĐ cao và rất cao chiếm 21% tổng diện tích toàn huyện, tập trung cao ở các xã Phong Dụ Thượng, Mỏ Vàng, Đại Sơn, Nà Hẩu, Lang Thíp, Lâm Giang, An Bình, Quang Minh, Viễn Sơn, Xuân Tầm và Ngòi A. Kết quả nghiên cứu này có thể phục vụ cho công tác quy hoạch, phòng tránh và giảm thiểu các thiệt hại do SLĐ ở huyện Văn Yên. Từ khóa: bản đồ nguy cơ SLĐ, huyện Văn Yên, SLĐ. Chỉ số phân loại: Đặt vấn đề Huyện Văn Yên (hình 1) là một huyện miền núi thuộc tỉnh Yên Bái, nằm giữa vùng chuyển giao giữa Đông Bắc và Tây Bắc. Văn Yên thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa hàng năm lớn (trung bình mm), độ cao trung bình từ 300 đến 700 m, độ dốc địa hình tương đối lớn (15-25o), nhiệt độ trung bình năm từ 22 đến 24oC. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho việc hình thành SLĐ mỗi khi mùa mưa đến (xem thống kê tại bảng 1). Bảng 1. Thống kê hiện trạng sạt lở trên địa bàn các huyện tỉnh Yên Bái [1]. Huyện Hình 1. Phạm vi khu vực nghiên cứu. Số điểm trượt phân loại theo quy mô khối trượt Nhỏ Trung bình Lớn Rất lớn Đặc biệt lớn Thành phố Yên Bái 42 21 6 8 7 Thị xã Nghĩa Lộ 14 7 0 4 2 1 Lục Yên 240 120 67 30 20 3 Mù .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN