tailieunhanh - Viêm loét giác mạc do nấm: Các phương pháp và sự lựa chọn điều trị
Nội dung bài viết trình bày viêm loét giác mạc do nấm (VLGMN) là một bệnh nhiễm trùng giác mạc (GM) khó điều trị. Hiện nay, tỷ lệ VLGMN ngày càng tăng và khó điều trị hơn do vệ sinh môi trường kém, chế độ bảo hộ lao động kém và sự lạm dụng sử dụng các chế phẩm tra mắt có corticosteroid. Việc điều trị thường phải rất tích cực và kéo dài hàng tháng hay nhiều tháng. Sự thành công của việc điều trị là thanh toán được tác nhân gây bệnh, sau điều trị nhãn cầu được bảo tồn và không có các biến chứng nặng nề như hoại tử, thủng GM. | DIỄN ĐÀN VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO NẤM: CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ SỰ LỰA CHỌN ĐIỀU TRỊ Vũ Thị Tuệ Khanh*. Viêm loét giác mạc do nấm (VLGMN) là một bệnh nhiễm trùng giác mạc (GM) khó điều trị. Hiện nay, tỷ lệ VLGMN ngày càng tăng và khó điều trị hơn do vệ sinh môi trường kém, chế độ bảo hộ lao động kém và sự lạm dụng sử dụng các chế phẩm tra mắt có corticosteroid. Việc điều trị thường phải rất tích cực và kéo dài hàng tháng hay nhiều tháng. Sự thành công của việc điều trị là thanh toán được tác nhân gây bệnh, sau điều trị nhãn cầu được bảo tồn và không có các biến chứng nặng nề như hoại tử, thủng GM. VLGMN thường gặp ở các nước có khí hậu nóng và ẩm, có liên quan đến các sang chấn GM do đất, bụi, cành cây, lá cây. Ở các nước đang phát triển như: Ấn độ, Ne-pal, Bang-la-đet tỷ lệ bệnh này từ 20% đến 60%, tỷ lệ thấp hơn nhiều ở các nước phát triển như: Mỹ, Tây Âu (3%) [1, 2, 3]. Tại Bệnh viện Mắt Trung ương, theo thống kê trong 2 năm 2000 – 2001 có 343 trường hợp VLGMN (33%) trong tổng số 1038 trường hợp viêm loét giác mạc vào nằm viện, trong số này 39 mắt phải múc nội nhãn (11,4%) [4]. TÁC NHÂN GÂY BỆNH Khoảng hơn 105 loài nấm gây bệnh ở mắt, được chia làm 4 nhóm chính: (1) Nấm sợi có vách ngăn, không có sắc tố. (2) Nấm sợi có vách ngăn, có sắc tố. (3) Nấm sợi không vách ngăn. (4) Nấm men. Nhìn chung, nấm sợi khó chẩn đoán và khó điều trị hơn nấm men. Để chẩn đoán nấm sợi cần các môi trường và điều kiện nuôi cấy đặc biệt và tỷ lệ âm tính giả cao. Tiến triển của bệnh cũng âm ỉ, từ từ phát triển rộng hơn và ở các lớp sâu của nhu mô GM. Hầu hết các trường hợp là VLGMN do nấm sợi. Tỷ lệ VLGMN do nấm men từ 0,7 – 1,1 % và thường là nhiễm nấm cơ hội [3, 5]. *Khoa Kết – Giác mạc, Bệnh viện Mắt Trung ương Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010) 31 DIỄN ĐÀN BỆNH HỌC Sự xuất hiện bệnh VLGMN bao gồm các quá trình xảy ra liên tiếp: tác nhân gây bệnh là các sợi nấm bám dính lên bề mặt biểu mô GM bị tổn thương, sau đó xâm nhập, nhân lên và gây độc với nhu mô GM. Tổn thương GM có thể ở
đang nạp các trang xem trước