tailieunhanh - Điều khoản Hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

Bài viết nghiên cứu về điều khoản Hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên hai phương diện: Cơ sở pháp lý và thực tiễn vận dụng. Thông qua việc tìm hiểu các quy định về Hardship trong PICC1, PECL2 và pháp luật Việt Nam, bài viết đã làm rõ: Khái niệm về Hardship; các điều kiện để công nhận Hardship; các hệ quả pháp lý khi xảy ra Hardship cũng như phân biệt giữa điều khoản Hardship và Force Majeure3. Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát 29 doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và phỏng vấn chuyên gia, bài viết cũng đã đánh giá tình trạng soạn thảo, ký kết và vận dụng điều khoản này trong thực các doanh nghiệp Việt Nam. | KINH TEÁ VAØ HOÄI NHAÄP ĐIỀU KHOẢN HARDSHIP TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ Trần Thanh Tâm*, Nguyễn Minh Hiển** Tóm tắt Bài viết nghiên cứu về điều khoản Hardship trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trên hai phương diện: Cơ sở pháp lý và thực tiễn vận dụng. Thông qua việc tìm hiểu các quy định về Hardship trong PICC1, PECL2 và pháp luật Việt Nam, bài viết đã làm rõ: Khái niệm về Hardship; Các điều kiện để công nhận Hardship; Các hệ quả pháp lý khi xảy ra Hardship cũng như phân biệt giữa điều khoản Hardship và Force Majeure3. Ngoài ra, dựa vào kết quả khảo sát 29 doanh nghiệp trên địa bàn TPHCM và phỏng vấn chuyên gia, bài viết cũng đã đánh giá tình trạng soạn thảo, ký kết và vận dụng điều khoản này trong thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam. Từ khóa: Hardship, thay đổi hoàn cảnh, force majeure, mua bán hàng hóa quốc tế. Mã số: ; Ngày nhận bài: 11/07/2014; Ngày biên tập: 15/08/2014; Ngày duyệt đăng:10/01/2015 1. Khái niệm về Hardship Khái niệm “Hardship” xuất hiện trong thực tiễn thương mại vào những năm 1960 và được trình bày lần đầu tiên trong các nghiên cứu của Marcel Fontaine, in trong quyển “Pháp luật hợp đồng quốc tế”, xuất bản năm 19894. Điều khoản Hardship được biết đến là điều khoản đàm phán lại hợp đồng khi có sự thay đổi hoàn cảnh dẫn đến khó khăn đặc biệt trong việc thực hiện hợp đồng. Ngày nay, điều khoản này trở nên phổ biến hơn trong thực tiễn thương mại quốc tế và đã trở thành cơ sở thực tiễn quan trọng trong PICC và PECL. Mặc dù vậy, khái niệm này cho đến nay vẫn chưa có sự thống nhất. Cụ thể: Theo định nghĩa nêu tại Điều của UNIDROIT trong PICC năm 2010 thì “Một Giảng viên Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II ; Email: Sinh viên Trường Đại học Ngoại thương - Cơ sở II 1 PICC là thuật ngữ viết tắt của Principles of International Commercial Contracts - Bộ nguyên tắc về hợp đồng thương mại quốc tế được ban hành bởi Viện Quốc tế về Nhất thể hóa pháp luật tư (UNIDROIT). PICC lần .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN