tailieunhanh - Nhận xét ban đầu về phẫu thuật điều trị vỡ sàn hốc mắt

Đề tài được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá kết quả phẫu thuật phục hồi sàn hốc mắt cho các BN VSHM với các loại mức độ tổn thương khác nhau. 12 trường hợp bị VSHM với mức độ khác nhau, đã được phẫu thuật sử dụng lưới titan hay tấm Medpore. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Nghiên cứu cho thấy lưới titan phù hợp với những VSHM rộng (Độ 3), trong khi tấm Medpore có thể áp dụng với những tổn thương nhẹ (Độ 1 hay 2). Hiện tượng đẩy lưới Medpore hay cảm giác dị vật hốc mắt xuất hiện ở 3 BN. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NHẬN XÉT BAN ĐẦU VỀ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ VỠ SÀN HỐC MẮT Nguyễn Đức Thành*, Nguyễn Quốc Anh*, Nguyễn Minh Anh*, Bùi Đào Quân*, Phạm Trọng Văn**, Võ Văn Dược***, TÓM TẮT Vỡ sàn hốc mắt (VSHM) đang trở thành một vấn đề trong xử trí chấn thương mắt tại Việt Nam. Bệnh nhân (BN) bị chấn thương đến khám vì lõm mắt gây ảnh hưởng thẩm mĩ hoặc song thị gây trở ngại trong sinh hoạt. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật phục hồi sàn hốc mắt cho các BN VSHM với các loại mức độ tổn thương khác nhau. Đối tượng và phương pháp: 12 trường hợp bị VSHM với mức độ khác nhau, đã được phẫu thuật sử dụng lưới titan hay tấm Medpore. Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng không đối chứng. Kết quả: Nghiên cứu cho thấy lưới titan phù hợp với những VSHM rộng (Độ 3), trong khi tấm Medpore có thể áp dụng với những tổn thương nhẹ (Độ 1 hay 2). Hiện tượng đẩy lưới Medpore hay cảm giác dị vật hốc mắt xuất hiện ở 3 BN. Chỉ có 1 BN cần lấy và thay tấm Medpore và theo dõi lâu dài do song thị tăng lên sau phẫu thuật. 2 BN xuất hiện hiện tượng đẩy tấm Medpore. Kết luận: VSHM có thể phẫu thuật với kết quả thành công cao. Thị giác hai mắt và thẩm mĩ được cải thiện. Tuy nhiên chỉ định cần căn cứ theo mức độ tổn thương để đề ra các phương pháp thích hợp. Từ khoá: Vỡ sàn hốc mắt, lõm mắt. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Thuật ngữ VSHM (blow out fracture) được đề ra vào năm 1957 nhằm mô tả tình trạng tăng áp lực thủy tĩnh trong hốc mắt gây nên vỡ xương [1, 2]. Những năm 1970, hiện tượng sa, kẹt tổ chức hốc mắt xuống xoang hàm đã được làm rõ nhờ sự ra đời của chụp cắt lớp CT scan [3Ger]. Koomneer là người đầu tiên thấy rằng, vì màng xương bị sa xuống xoang nên đã gây di lệch các cấu trúc màng liên cơ dính vào [1]. Dựa vào hình ảnh chụp CT scan, VSHM được chia làm ba mức độ: Độ 1 - Xương sàn hốc mắt không liên tục; Độ 2 - Vỡ nhỏ có mảnh xương; Độ 3 - Di lệch toàn bộ sàn hốc mắt cùng với các tổ chức dính vào nó. Khoa Chấn thương, Bệnh viện Mắt Trung ương Bộ môn Mắt, Đại học Y khoa Hà Nội *** Bệnh viện đa khoa Quảng

TỪ KHÓA LIÊN QUAN