tailieunhanh - Tiên hóa cái tôi và hình tượng đạo sĩ trong thơ du tiên Lí Bạch
Bên cạnh khuynh hướng tiên hóa núi sông, tiên hóa cái Tôi và hình tượng đạo sĩ cũng là một vấn đề nổi bật trong thơ du tiên Lí Bạch. Đặt dấu ngang bằng giữa tôi và tiên, miêu tả đạo sĩ trường sinh bất tử, đạo thuật cao diệu và sức mạnh thần kì thể hiện sự phát triển của ý thức cá nhân, khí thế vươn lên của con người thời thịnh Đường. Truyền thống gia đình, môi trường sống ở quê hương, cá tính nhà thơ và bối cảnh thời đại là những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện nổi bật của khuynh hướng này. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 31-37 This paper is available online at DOI: TIÊN HÓA CÁI TÔI VÀ HÌNH TƯỢNG ĐẠO SĨ TRONG THƠ DU TIÊN LÍ BẠCH Nguyễn Thị Tuyết Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức, Thanh Hoá Tóm tắt. Bên cạnh khuynh hướng tiên hóa núi sông, tiên hóa cái Tôi và hình tượng đạo sĩ cũng là một vấn đề nổi bật trong thơ du tiên Lí Bạch. Đặt dấu ngang bằng giữa tôi và tiên, miêu tả đạo sĩ trường sinh bất tử, đạo thuật cao diệu và sức mạnh thần kì thể hiện sự phát triển của ý thức cá nhân, khí thế vươn lên của con người thời thịnh Đường. Truyền thống gia đình, môi trường sống ở quê hương, cá tính nhà thơ và bối cảnh thời đại là những nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện nổi bật của khuynh hướng này. Từ khóa: Thơ du tiên, tiên hóa, Lí Bạch. 1. Mở đầu Lí Bạch xưa nay vẫn được xem là tập đại thành của thơ ca lãng mạn thịnh Đường. Trong đề tài du tiên, ông cũng dựng riêng một cờ, để lại nhiều bài thơ nổi tiếng. Tuy nhiên ở Việt Nam, hiện tại chưa có một công trình hay bài viết nào trực tiếp bàn về vấn đề tiên hóa cái tôi và hình tượng đạo sĩ trong thơ du tiên Lí Bạch. Trong khi đó, ở Trung Quốc, vấn đề này đã bước đầu thu hút được sự quan tâm của một số nhà nghiên cứu. Tác giả Lưu Khiết cho rằng, trong đại bộ phận thơ du tiên của Lí Bạch, thi nhân chủ động liệt mình vào hàng ngũ của tiên nhân, qua lại thân thiết, giao du bình đẳng với tiên nhân, tự tiên hóa mình [4]. Lỗ Hoa Phong cũng khẳng định chính ý thức trích tiên đã dẫn tới khuynh hướng tiên hóa cái tôi mãnh liệt của Lí Bạch [5]. Nguyễn Đường Minh nghiên cứu về thi nhân khá sâu sắc khi chia các sáng tác của ông thành 3 giai đoạn [1]. Triển Vĩnh Phúc cho rằng trong một số bài thơ biểu hiện hình tượng đạo sĩ, Lí Bạch thường dồn sức miêu tả diện mạo thần tiên, ca ngợi sức mạnh thần kì và phẩm cách siêu nhiên của họ [6]. Như vậy, hầu hết các tác giả cũng chủ yếu tìm hiểu trong thơ Lí Bạch nói chung chứ không khoanh
đang nạp các trang xem trước