tailieunhanh - Nghiên cứu hiệu quả của moxifloxacin (vigamox 0,5%) trong điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn

Nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của Moxifloxacin (Vigamox 0,5%) trong điều trị viêm loét giác mạc (VLGM) do vi khuẩn (VK). Nghiên cứu được tiến hành trên 21 bệnh nhân.(BN) tuổi từ 18-83 với 3 mức độ bệnh: Nhẹ - 8 BN, vừa - 6 BN, nặng - 7 BN. Tất cả BN được điều trị theo cùng một phác đồ: Giai đoạn nhiễm trùng: Tra Vigamox 0,5% 15-20 phút/lần, Atropin 1% x 2 lần/ngày; giai đoạn nhiễm trùng bắt đầu rút: Giảm số lần tra kháng sinh (4-6 lần/ngày), bổ sung thuốc tăng cường dinh dưỡng giúp tái tạo biểu mô giác mạc. BN được khám 3 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh chủ yếu dựa theo sự tiến triển của thâm nhiễm và quá trình biểu mô hóa của giác mạc. | NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NGHIÊN CỨU HIỆU QUẢ CỦA MOXIFLOXACIN (VIGAMOX 0,5%) TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT GIÁC MẠC DO VI KHUẨN Phạm Thị Khánh Vân*, Vũ Thị Tuệ Khanh**, Lê Thị Ngọc Lan**, Đặng Thị Minh Tuệ**, Hoàng Thị Minh Châu ** TÓM TẮT Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả của Moxifloxacin (Vigamox 0,5%) trong điều trị viêm loét giác mạc (VLGM) do vi khuẩn (VK). Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu được tiến hành trên 21 bệnh nhân (BN) tuổi từ 18 - 83 với 3 mức độ bệnh: nhẹ - 8 BN, vừa - 6 BN, nặng - 7 BN. Tất cả BN được điều trị theo cùng một phác đồ: giai đoạn nhiễm trùng: tra Vigamox 0,5% 15-20 phút/lần, Atropin 1% x 2 lần/ngày; giai đoạn nhiễm trùng bắt đầu rút: giảm số lần tra kháng sinh (4 – 6 lần/ngày), bổ sung thuốc tăng cường dinh dưỡng giúp tái tạo biểu mô giác mạc. BN được khám 3 ngày/lần cho đến khi khỏi bệnh chủ yếu dựa theo sự tiến triển của thâm nhiễm và quá trình biểu mô hóa của giác mạc. Kết quả: 100% BN đều có kết quả soi nhuộm (+): một loại vi khuẩn (cầu hoặc trực khuẩn gram âm hoặc dương) hoặc phối hợp cả hai loại vi khuẩn. 100% bệnh đều khỏi bệnh. Thời gian thâm nhiễm rút hoàn toàn dài hơn thời gian giác mạc biểu mô hóa hoàn toàn. Kết luận: Vigamox 0,5% có hiệu quả trong điều trị viêm loét giác mạc do vi khuẩn. Không thấy tác dụng phụ của thuốc trên BN nghiên cứu. I. ĐẶT VẤN ĐỀ VLGM nhiễm trùng là bệnh thường gặp ở những nước có khí hậu nóng ẩm. VLGM là nguyên nhân chính gây mù lòa do bệnh lí giác mạc (3, 4, 6). Tại Mỹ, hàng năm có khoảng ca VLGM do VK. Tại Nam Ấn Độ, VLGM do nấm (47,1%) và do VK (46,8%) chiếm phần lớn tỉ lệ các loại VLGM thường gặp (tdt 1). Tại Việt Nam, theo một số nghiên cứu gần đây thì tỉ lệ VLGM do VK và nấm chiếm đa số trong các loại VLGM (1,2). Kháng sinh điều trị VLGM do VK rất đa dạng, tuy nhiên tỉ lệ kháng kháng sinh ngày càng cao do đặc điểm của VK cũng như do cách dùng thuốc. Trong những năm gần đây, Fluoroquinolone thế hệ * Trường Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Mắt Trung ương ** 12 Nhãn khoa Việt Nam (Số 20 - 2010) IV ra

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
11    168    2    28-12-2024
5    175    1    28-12-2024
9    177    0    28-12-2024