tailieunhanh - Đặc trưng văn hóa Nam Bộ trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư
Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng tận cùng tổ quốc. Sinh ra nơi mênh mông sông nước, nữ nhà văn Đất Mũi đã mang đến cho văn học Việt Nam một hơi thở mới nồng nàn chất quê Nam Bộ. Mảnh đất Nam Bộ với khoảng 300 năm hình thành và phát triển đã hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng sống động với các đặc trưng văn hóa: Văn hóa mưu sinh, văn hóa ẩm thực, văn hóa cư trú, văn hóa cải lương. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 82-87 This paper is available online at DOI: ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA NAM BỘ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƯ Nguyễn Thị Quỳnh Thơ1 và Trần Thị Hà2 1 Khoa 2 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Tây Nguyên Tiếng Việt và Văn hóa Việt Nam, Học viện Khoa học Quân sự, Bộ Quốc phòng Tóm tắt. Nguyễn Ngọc Tư là nhà văn trẻ của vùng tận cùng tổ quốc. Sinh ra nơi mênh mông sông nước, nữ nhà văn Đất Mũi đã mang đến cho văn học Việt Nam một hơi thở mới nồng nàn chất quê Nam Bộ. Mảnh đất Nam Bộ với khoảng 300 năm hình thành và phát triển đã hiện lên trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư vô cùng sống động với các đặc trưng văn hóa: văn hóa mưu sinh, văn hóa ẩm thực, văn hóa cư trú, văn hóa cải lương. Nguyễn Ngọc Tư thể hiện ở điểm nhìn tiếp cận hiện thực đời sống với thái độ ngợi ca và trân trọng những giá trị văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức qua bao thế hệ của người dân thôn quê, chị nhìn họ với thái độ yêu thương, trân trọng. Từ khóa: Nguyễn Ngọc Tư, truyện ngắn, đặc trưng văn hóa Nam Bộ. 1. Mở đầu Những năm gần đây, trong sự khởi sắc chung của đời sống văn học, của truyện ngắn Việt Nam đương đại, Nguyễn Ngọc Tư góp mặt như một hiện tượng độc đáo. Theo chúng tôi, một trong những lí do làm nên nét độc đáo của Nguyễn Ngọc Tư là thông qua phương ngữ Nam Bộ, lớp từ địa phương, Nguyễn Ngọc Tư đã thể hiện được rất nhiều bình diện trong tác phẩm, đó là phong cách, cá tính sáng tạo, quan niệm về thế giới nghệ thuật, về con người,. . . mà dễ nhận thấy nhất là tái hiện lại một cách sinh động đặc trưng văn hóa của con người Nam Bộ trong thời kì đổi mới. Đề cập đến vấn đề này, không thể không kể đến các nghiên cứu của Sơn Nam, Võ Văn Thành, Trần Ngọc Thêm [3, 7, 8]. Đây là những nghiên cứu mang tính định hướng để chúng tôi, qua tiếp xúc với văn chương Nguyễn Ngọc Tư, dựng lên và khám phá bức tranh toàn cảnh, được cung cấp thêm nhiều cứ liệu quý giá, những trải nghiệm làm giàu
đang nạp các trang xem trước