tailieunhanh - Cái kết bất ngờ trong truyện ngắn O.Henry

Trong hệ thống kết cấu của một tác phẩm tự sự, cái kết (hay còn gọi là phần mở nút) có một vị trí vô cùng quan trọng. Mọi biến cố, xung đột, mâu thuẫn đến đây đều được giải quyết một cách cụ thể. Bài viết này khái quát lại một hiện tượng độc đáo trong truyện ngắn đó là cách kết thúc truyện bất ngờ. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 2, pp. 21-26 This paper is available online at DOI: CÁI KẾT BẤT NGỜ TRONG TRUYỆN NGẮN Lê Thị Thanh Tâm Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Tóm tắt. Trong hệ thống kết cấu của một tác phẩm tự sư, cái kết (hay còn gọi là phần mở nút) có một ví trí vô cùng quan trọng. Mọi biến cố, xung đột, mâu thuẫn đến đây đều được giải quyết một cách cụ thể. Một cốt truyện tốt bao giờ phần kết thúc cũng được giải quyết một cách tự nhiên, phù hợp với quy luật cuộc sống và đặc biệt làm nổi bật được nội dung tư tưởng tác phẩm. Tuy nhiên có những cái kết rõ ràng, nhưng cũng có những cái kết bỏ ngỏ mà ở đó người đọc tự suy ngẫm và rút ra theo tư duy phán xét của từng cá nhân tiếp nhận, như vậy cái kết còn có chức năng khơi gợi khả năng đồng sáng tạo của độc giả. Từ những giá trị và ý nghĩa của cái kết, bài viết này khái quát lại một hiện tượng độc đáo trong truyện ngắn đó là cách kết thúc truyện bất ngờ. Từ khóa: , truyện ngắn, kết thúc bất ngờ. 1. Mở đầu Nền văn học Mỹ thế kỉ XX đã đưa đến cho văn đàn một tác giả truyện ngắn có bút lực dồi dào, có sức lôi cuốn kì diệu, đó chính là . Cho đến năm 1920, các tác phẩm của ông đã bán được đến năm triệu bản. Vậy bí quyết nào cho sự thành công đó? Phần chính là tính cách của người đàn ông mà tiếng nói của người đó được truyền đạt lại trong từng câu chuyện. Một tính cách trong một nhân cách khiến người đọc có thể nhận ra khi giao tiếp với tác phẩm của ông. Bởi trong từng tác phẩm của ông ẩn chứa nhiều giá trị nhân văn sâu sắc. Trong một bài nghiên cứu, William Saroyan đã viết, người Mỹ rất yêu quý bởi vì: “Ông chẳng là ai cả nhưng cái chẳng là ai của ông lại chính là tất thảy, ông là cái ai đó của tất cả mọi người” [6;21]. Phải chăng ai cũng nhận ra một phần nào đó của chính bản thân mình, một phản ứng hay khía cạnh tâm lí ở từng nhân vật trong tác phẩm của . Và thể hiện chính mình

TỪ KHÓA LIÊN QUAN