tailieunhanh - Tổ chức dạy học ngoại khóa vật lí ở trường phổ thông theo định hướng tìm tòi - nghiên cứu góp phần phát triển năng lực học sinh trung học cơ sở

Bài viết là sự vận dụng, cụ thể hóa lí luận về dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu vào HĐNK vật lí. Trong bài viết chúng tôi đã xác định và trình bày rõ về khái niệm, mục đích, nội dung, đặc điểm, các hình thức tổ chức, quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện một buổi dạy học ngoại khóa vật lí THCS theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 108-117 This paper is available online at DOI: TỔ CHỨC DẠY HỌC NGOẠI KHÓA VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG TÌM TÒI - NGHIÊN CỨU GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Võ Hoàng Ngọc1 , Võ Văn Thông2 1 Trường Trung học cơ sở Lê Lợi, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Tự nhiên, Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An 2 Khoa Tóm tắt. Hoạt động ngoại khóa (HĐNK) vật lí không chỉ giúp HS củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng mà còn giúp HS phát triển năng lực trên nhiều phương diện, có thể góp phần tích cực vào việc chuyển đổi từ dạy học chủ yếu “cung cấp kiến thức” sang dạy học “phát triển năng lực” của người học trong tiến trính đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu HS được trải nghiệm nhận thức về vấn đề nghiên cứu, đề xuất dự đoán, tìm tòi, làm thí nghiệm kiểm tra tương tự như các nhà khoa học để xây dựng kiến thức cho mình dưới sự giúp đỡ khi cần thiết của giáo viên. Bài viết là sự vận dụng, cụ thể hóa lí luận về dạy học theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu vào HĐNK vật lí. Trong bài viết chúng tôi đã xác định và trình bày rõ về khái niệm, mục đích, nội dung, đặc điểm, các hình thức tổ chức, quy trình lập kế hoạch, tổ chức thực hiện một buổi dạy học ngoại khóa vật lí THCS theo định hướng tìm tòi – nghiên cứu. Từ khóa: Dạy học vật lí, ngoại khóa vật lí, tìm tòi-nghiên cứu, thí nghiệm. 1. Mở đầu Thế giới hiện đại thay đổi từng ngày. Để kịp thích ứng và tồn tại, con người không chỉ cần có hiểu biết mà còn rất cần có năng lực hành động. Năng lực hành động là sự kết hợp của năng lực kiến thức, năng lực phương pháp, năng lực xã hội và năng lực cá thể. Do đó, UNESCO xác định 4 trụ cột giáo dục hiện đại là: học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để tự khẳng định [4, trg 17,18,19]. Thực tế nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông nước ta những năm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN