tailieunhanh - Dạy học tích hợp chủ đề năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh trung học cơ sở

Bài viết mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 100-107 This paper is available online at DOI: DẠY HỌC TÍCH HỢP CHỦ ĐỀ “NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG GIÓ” NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ Nguyễn Mai Hùng Khoa Sư phạm Trung học, Trường Đại học Hạ Long Tóm tắt. Bài báo mô tả quá trình xây dựng và tổ chức dạy học tích hợp chủ đề “Năng lượng gió và sử dụng năng lượng gió” có thể phát triển năng lực giải quyết vấn đề của học sinh. Kết quả thực nghiệm cho thấy việc tổ chức dạy học chủ đề tích hợp là khả thi và góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của học sinh. Từ khóa: Dạy học tích hợp, năng lượng gió, chủ đề, năng lực, giải quyết vấn đề. 1. Mở đầu Hiện nay các cơ sở giáo dục ở các tỉnh trong cả nước đang thực hiện đổi mới đồng bộ phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá ở các trường phổ thông theo định hướng phát triển năng lực của học sinh trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Theo dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục – Đào tạo tháng 7 năm 2015, hệ thống các môn học ở trường phổ thông được thiết kế theo định hướng bảo đảm cân đối nội dung các lĩnh vực giáo dục, phù hợp với từng cấp học, lớp học; thống nhất giữa các lớp học trước với các lớp học sau; tích hợp mạnh ở các lớp học dưới, phân hoá dần ở các lớp học trên; tương thích với các môn học của nhiều nước trên thế giới. Tên của từng môn học được gọi dựa theo các môn học trong chương trình hiện hành, có điều chỉnh để phản ánh tốt nhất nội dung, tính chất, ý nghĩa giáo dục của môn học trong từng cấp học, do đó tên một môn học có thể thay đổi ở từng cấp học. Chẳng hạn trong lĩnh vực giáo dục khoa học (khoa học tự nhiên và khoa học xã hội) chỉ có 1 môn học Cuộc sống quanh ta (các lớp 1,2,3); tách thành 2 môn học Tìm hiểu Xã hội và Tìm hiểu Tự nhiên (các lớp 4, 5); tương ứng với 2 môn học Khoa học .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.