tailieunhanh - Tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học vật lí ở trường phổ thông
Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài viết trình bày kết quả nghiên cứu cơ sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 42-48 This paper is available online at DOI: TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM SÁNG TẠO TRONG DẠY HỌC VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Tưởng Duy Hải Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là một trong những nội dung chính hợp thành chương trình tổng thể giáo dục phổ thông trong đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục sau 2015. Nghiên cứu cơ sở lí luận, xây dựng nội dung, chương trình của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong nhà trường đang mang tính thời sự hơn bao giờ hết. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu cở sở lí luận và đề xuất tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong dạy học bộ môn Vật lí ở trường phổ thông theo mục tiêu phát triển năng lực học sinh. Từ khóa: Hoạt động giáo dục, trải nghiệm sáng tạo, dạy học môn Vật lí, phát triển năng lực. 1. Mở đầu Theo dự thảo chương trình giáo dục phổ thông tổng thể thì “Hoạt động trải nghiệm sáng tạo” là hoạt động giáo dục. Học sinh được trực tiếp thực hiện các hoạt động trong hoặc ngoài nhà trường dưới sự hướng dẫn của giáo viên hoặc nhà giáo dục. Quá trình hoạt động trong môi trường cuộc sống sẽ kích thích và phát triển sự sáng tạo của học sinh. Như vậy, chính học sinh tự học qua sự trải nghiệm của bản thân để hình thành năng lực cho chính mình. Theo Dewey (1938), Balleux (2000) thì học sinh học tập qua sự trải nghiệm sẽ gắn kết nhà trường với cuộc sống. Khi môi trường học tập không tách khỏi xã hội thực tế thì sẽ tạo cơ hội học tập suốt đời cho học sinh [1, 2]. Theo Lindeman (1926), học sinh học tập qua hoạt động trải nghiệm sẽ có cơ hội khám phá cuộc sống ngoài nhà trường, giải quyết các tình huống thực tiễn bằng chính kinh nghiệm cá nhân của mình và hiểu được bản chất, hoạt động của những đối tượng xung quanh cuộc sống của mình [3]. Theo Piaget, Lewin, Kolb trong quá trình trải nghiệm, học sinh luôn phải huy động kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm cho phù .
đang nạp các trang xem trước