tailieunhanh - Đề xuất khung năng lực và định hướng dạy học môn Vật lí ở trường phổ thông
Phát triển năng lực là một định hướng chung, xuyên suốt hoạt động dạy học các môn học, trong đó có hoạt động dạy học môn Vật lí. Trong bài báo này, trên cơ sở khảo cứu tài liệu, chúng tôi đề xuất khung năng lực môn Vật lí và trình bày các luận điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực như: Phân tích các thành tố của quá trình dạy học phát triển năng lực, cách xây dựng và đánh giá hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 11-22 This paper is available online at DOI: ĐỀ XUẤT KHUNG NĂNG LỰC VÀ ĐỊNH HƯỚNG DẠY HỌC MÔN VẬT LÍ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG Nguyễn Văn Biên Khoa Vật lí, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Phát triển năng lực là một định hướng chung, xuyên suốt hoạt động dạy học các môn học, trong đó có hoạt động dạy học môn Vật lí. Trong bài báo này, trên cơ sở khảo cứu tài liệu, chúng tôi đề xuất khung năng lực môn Vật lí và trình bày các luận điểm về dạy học theo định hướng phát triển năng lực như: phân tích các thành tố của quá trình dạy học phát triển năng lực, cách xây dựng và đánh giá hoạt động học tập nhằm phát triển năng lực học sinh trong dạy học môn Vật lí. Từ khóa: Năng lực, dạy học phát triển năng lực, năng lực vật lí, năng lực khoa học, hoạt động học tập. 1. Mở đầu Để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực của thế kỉ 21, nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang từng bước đổi mới chương trình giáo dục phổ thông theo định hướng phát triển năng lực [1-3]. Tuy diễn đạt khác nhau nhưng chương trình của các nước trong những năm gần đây đều hướng tới mục tiêu phát triển hệ thống năng lực bao gồm các năng lực chung và các năng lực môn học. Trong thời gian qua, các nhà nghiên cứu đã tham gia góp ý xây dựng dự thảo chương trình tổng thể, trong đó có mô tả cấu trúc các năng lực chung [4]. Một nhiệm vụ đặt ra là cần xây dựng hệ thống năng lực môn học. Việc xây dựng năng lực môn học ở các nước khác nhau có những sự khác nhau nhất định. Trong chương trình môn Vật lí của Đức [5, 6], năng lực môn Vật lí được xây dựng dựa trên chính đặc thù của môn học, được chia thành 4 nhóm năng lực thành phần: Nhóm năng lực thành phần liên quan đến việc huy động kiến thức vật lí; nhóm năng lực phương pháp nhận thức vật lí; nhóm năng lực trao đổi thông tin vật lí và nhóm năng lực đánh giá. Cùng với cách tiếp cận này, chương trình của các nước như Thụy Sĩ, Áo, Bỉ cũng có hệ thống .
đang nạp các trang xem trước