tailieunhanh - Kinh nghiệm phát triển hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á và bài học cho Việt Nam
Kinh nghiệm xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á có thể gợi suy nhiều điều cho Việt Nam trong việc phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia. Cách tư duy này mở ra cơ hội Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức lớn về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn, phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của Việt Nam. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 6B, pp. 29-35 This paper is available online at DOI: KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG ĐỔI MỚI QUỐC GIA Ở MỘT SỐ NƯỚC CHÂU Á VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Hoàng Thị Thinh Khoa Lí luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia ở một số nước châu Á có thể gợi suy nhiều điều cho Việt Nam trong việc phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia. Cách tư duy này mở ra cơ hội Việt Nam nhằm giải quyết những thách thức lớn về tăng trưởng dài hạn và quan trọng hơn, phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia góp phần làm gia tăng sức cạnh tranh của Việt Nam. Từ khóa: Hệ thống đổi mới quốc gia, đổi mới công nghệ, nâng cấp liên tục năng lực công nghệ, khoa học và công nghệ, tiếp cận hệ thống. 1. Mở đầu Đổi mới công nghệ là một vấn đề từ lâu đã dành được sự quan tâm chú ý ở nước ta, được xem là một nhân tố tạo nên ưu thế cạnh tranh của quốc gia. Để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của hoạt động đổi mới công nghệ, cách tiếp cận theo hướng xây dựng và phát triển Hệ thống đổi mới quốc gia (National Innovation System - NIS), coi đó là một khuôn khổ thể chế quan trọng trong việc kết nối, làm gia tăng các năng lực sáng tạo, đổi mới trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) đã được nhiều quốc gia quan tâm áp dụng. Trên thế giới, vấn đề nghiên cứu và vận dụng cách tiếp cận NIS đã được nhiều tác giả chú ý. Có khá nhiều công trình nghiên cứu về NIS nói chung và cả những công trình nghiên cứu cho một số quốc gia cụ thể như: Charles Edquist với công trình nghiên cứu “Systems of Innovation, Pinter, London and New York” [2]; Chris Freeman với công trình nghiên cứu “The National System of Innovation in Historical Pespective” [3]. Trong các công trình nghiên cứu này, các tác giả đã phân tích và làm rõ thực chất của NIS, nguồn gốc lí thuyết và lịch sử của cách tiếp cận NIS. Ở Việt Nam, vấn đề xây dựng NIS .
đang nạp các trang xem trước