tailieunhanh - Một số quan niệm về đặc trưng văn học của Thiếu Sơn

Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 65-70 This paper is available online at DOI: MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ ĐẶC TRƯNG VĂN HỌC CỦA THIẾU SƠN Nguyễn Thị Hải Phương Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Ông luôn đề cao tính chất nghệ thuật, tính chất thẩm mĩ của văn chương, khẳng định văn chương phải gắn liền với cái đẹp. . . Ông xem đó chính là phẩm chất đặc thù của văn chương, là tiêu chí quan trọng mang tính quyết định để phân biệt văn chương với các hình thái ý thức khác như tôn giáo, chính trị, triết học. . . Từ khóa: Thiếu Sơn, đặc trưng của văn học, yếu tố thẩm mĩ. 1. Mở đầu Nói tới đặc trưng của văn học chính là ta đang nói tới những đặc điểm riêng mang tính chất đặc thù, là tiêu chí để phân biệt văn học với các hình thái ý thức xã hội khác, là lí do quyết định sự tồn tại không gì thay thế được của văn học trong suốt chiều dài lịch sử. Có thể nói, việc xác định đặc trưng của văn học có một ý nghĩa vô cùng quan trọng, đây là vấn đề then chốt của lí luận văn học. Mọi lí thuyết văn học đều phải làm rõ vấn đề “văn học là gì?”. Và hầu như không một nhà nghiên cứu nào khi cầm bút lại không suy nghĩ đến đặc trưng của văn học. Thiếu Sơn, một nhà nghiên cứu phê bình văn học khá tiêu biểu của giai đoạn 1930-1945, cũng đã có những ý kiến sâu sắc bàn về vấn đề này. Thiếu Sơn (1908 - 1978) bắt đầu bước vào làng phê bình văn học năm 1931 với khá nhiều bài viết in trên các tờ báo như Nam Phong tạp chí, Phụ nữ tân văn. Năm 1933, Thiếu Sơn cho ra đời cuốn sách Phê bình và cảo luận. “Với Phê bình và cảo luận, ông được coi là một trong những người mở đầu cho phê bình văn học bằng chữ quốc ngữ ở Việt Nam” [5;1681]. Đây là

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.