tailieunhanh - Đề tài chiến tranh trong số phận con người và nỗi buồn chiến tranh

Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương và Hạnh phúc. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2016, Vol. 61, No. 10, pp. 30-33 This paper is available online at DOI: ĐỀ TÀI CHIẾN TRANH TRONG SỐ PHẬN CON NGƯỜI VÀ NỖI BUỒN CHIẾN TRANH Tạ Hoàng Minh Khoa Tiểu học - Mầm non, Trường Đại học Hoa Lư, Ninh Bình Tóm tắt. Từ góc độ người tiếp nhận, bài viết chỉ ra sự gặp gỡ của Bảo Ninh - một nhà văn Việt Nam thuộc thế hệ sau với M. Sôlôkhôp - nhà văn yêu quý của bạn đọc Việt Nam qua hai tác phẩm Số phận con người và Nỗi buồn chiến tranh. Miêu tả chiến tranh, quan tâm sâu sắc đến số phận người lính sau chiến tranh, hai tác giả đều có niềm tin mãnh liệt vào những con người trong tột cùng đau khổ và bi đát, bước ra khỏi mưa bom bão đạn vẫn tiếp tục đối diện, chiến đấu với cuộc chiến không tiếng súng để vươn dậy, để khát khao Hoà bình, Yêu thương và Hạnh phúc. Từ khóa: Số phận con người, Nỗi buồn chiến tranh, Sôlôkhôp, Bảo Ninh. 1. Mở đầu Vấn đề tiếp nhận văn hoá, văn học giữa các dân tộc là quy luật tất yếu trong quá trình phát triển của tất cả các quốc gia. Từ sự tương đồng về lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 "văn học Xô Viết đã trở thành ngọn cờ, thành mục tiêu, thành điểm tựa cho nền văn học Việt Nam mới . . . " [3;601]. Văn học Việt Nam đã tìm đến văn học Nga - Xô Viết như một sự lựa chọn hoàn toàn tự nguyện. Trong những năm chống Pháp, chống Mĩ và 15 năm sau thống nhất (1975 - 1990), văn học Xô Viết có ảnh hưởng sâu rộng tới văn học Việt Nam. Rõ nhất là "hai nền văn học Xô Viết và Việt Nam cùng sáng tác theo phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa. . . hai nền văn học đã phản ánh chủ nghĩa anh hùng cách mạng và chủ nghĩa nhân đạo cách mạng, tinh thần dân chủ, lòng yêu nước và tinh thần quốc tế vô sản . . . " [4;13]. Vì vậy, "Cuối những năm 80, văn học Nga đã hoàn toàn chiếm vị trí chủ đạo, thống soái trong bức tranh nhân loại có mặt ở Việt Nam" [5;91]. M. Sôlôkhôp là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của nền văn học Nga thế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN