tailieunhanh - Một số vấn đề về phương pháp vấn đáp của giảng viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội trong đánh giá hoạt động học tập của sinh viên

Bài viết này đề cập đến khái niệm phương pháp vấn đáp với tư cách là phương pháp đánh giá, đồng thời phân tích về mục đích sử dụng phương pháp vấn đáp, các biểu hiện hành vi, mức độ sử dụng các hình thức vấn đáp, hiệu quả sử dụng phương pháp vấn đáp, những thuận lợi và khó khăn của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong đánh giá hoạt động học tập của sinh viên và từ đó đưa ra các định hướng biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá của giảng viên. | JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 157-165 This paper is available online at DOI: MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHƯƠNG PHÁP VẤN ĐÁP CỦA GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRONG ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN Trần Thị Tuyết Mai Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo này đề cập đến khái niệm phương pháp vấn đáp với tư cách là phương pháp đánh giá, đồng thời phân tích về mục đích sử dụng phương pháp vấn đáp, các biểu hiện hành vi, mức độ sử dụng các hình thức vấn đáp, hiệu quả sử dụng phương pháp vấn đáp, những thuận lợi và khó khăn của giảng viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (ĐHSPHN) trong đánh giá hoạt động học tập của sinh viên và từ đó đưa ra các định hướng biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả đánh giá của giảng viên. Từ khóa: Phương pháp vấn đáp, đánh giá, hoạt động học tập, giảng viên, sinh viên. 1. Mở đầu Trong giáo dục, việc đánh giá trước hết là nhằm vào người học, và người đánh giá trước hết là giáo viên. Vì thế, các nghiên cứu trên thế giới tập trung nhiều vào việc làm rõ hiệu quả các phương pháp kiểm tra, đánh giá của giáo viên trên lớp học và việc làm thế nào để nâng cao chất lượng của hoạt động đánh giá trên lớp học [10]. Theo các nhà nghiên cứu, mọi mục đích đánh giá trong lớp học đều có thể quy về ba loại đánh giá là: đánh giá chính thức, như là điểm số mà người ta thường trông đợi giáo viên phải cho để hoàn thành vai trò của họ trong bộ máy hành chính ở nhà trường; đánh giá giảng dạy, bao gồm cả việc lên kế hoạch và tiến hành giảng dạy; và đánh giá sơ khởi diễn ra ngay từ đầu năm học và được giáo viên sử dụng để tìm hiểu học sinh [8]. Ngoài ra, có nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc cải thiện hiệu quả học tập thông qua đánh giá phụ thuộc vào năm yếu tố sau: Việc cung cấp thông tin phản hồi hiệu quả cho người học, sự tham gia của người học vào các hoạt động học tập, việc điều chỉnh hoạt động giảng dạy, động lực và lòng tự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN