tailieunhanh - Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2016-30/4/2017)

Bài viết trình bày việc khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng trong bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản. | Sự kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp trong bệnh phẩm đường hô hấp dưới tại Bệnh viện Đại Học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2016-30/4/2017) Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 22 * Số 4 * 2018 SỰ KHÁNG THUỐC CỦA CÁC VI KHUẨN GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP TRONG BỆNH PHẨM ĐƯỜNG HÔ HẤP DƯỚI TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM TRONG MỘT NĂM (01/5/2016-30/4/2017) Nguyễn Ngọc Lân*, Cao Minh Nga*, Nguyễn Thị Thiên Kiều** TÓM TẮT Mở đầu: Theo tổ chức World Lung Foundation thì mỗi năm trên thế giới có khoảng 4,25 triệu người tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp. Trong đó kháng sinh đóng vai trò rất quan trọng trong việc điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp do vi khuẩn gây nên. Sự đề kháng kháng sinh là vấn đề thời sự y học trên qui mô toàn cầu, kể cả Việt Nam. Tình trạng này làm làm tăng tỉ lệ bệnh tật, tử vong và cả gánh nặng chi phí. Giám sát thường xuyên mức độ kháng kháng sinh của các vi khuẩn là rất cần thiết. Mục tiêu: Khảo sát sự phân bố của các vi khuẩn gây bệnh thường gặp và sự đề kháng sinh của chúng trong bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản. Phương pháp: Hồi cứu, mô tả cắt ngang. Thu nhập dữ liệu về định danh vi khuẩn từ các loại bệnh phẩm và kết quả kháng sinh đồ tại BV. Đại Học Y Dược TP. HCM trong một năm (01/5/2016-30/4/2017). Kết quả: Trong một năm (01/5/2016-30/4/2017), phân lập được 1980 chủng vi khuẩn từ bệnh phẩm đàm và dịch rửa phế quản. Các loại vi khuẩn gây bệnh thường gặp là: Klebsiella spp. (23,59%), Streptococcus spp. (16,62%), Acinetobacter spp. (15,51%), Staphylococcus spp. (15,40%), Pseudomonas spp. (12,12%), (10,40%). Có sự khác biệt về mức kháng thuốc giữa các nhóm vi khuẩn. Các vi khuẩn đường ruột đều kháng với nhiều loại kháng sinh mức độ thấp hơn với các trực khuẩn gram âm không lên men. Ghi nhận không có chủng vi khuẩn S. aureus kháng Vancomycin (trong tổng số 138 chủng phân lập được). Kết luận: Cần sử dụng kháng sinh hợp lý trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
2    141    1    27-12-2024